Theo nguồn tin này, nếu mọi việc diễn ra thuận lợi gồm phần cứng và phần mềm đều hoạt động tốt, cộng với điều kiện thời tiết cho phép, tàu khu trục DDG-1000 sẽ được lần đầu ra biển thử nghiệm.
Quan chức cao cấp của một cơ quan nghiên cứu Hải quân Mỹ, ông Sean cho biết, trước khi hạ thủy chiến hạm DDG-1000 đã thông qua một loạt thử nghiệm. Hiện nay, nó có thể tiến hành chạy thử trên biển, thời gian thử nghiệm trên biển có thể kéo dài liên tục 7 ngày.
Theo kế hoạch, việc chạy thử nghiệm lần này bắt đầu từ ngày 7/12, và kết quả thử nghiệm sẽ quyết định thời gian bàn giao tàu.
DDG-1000 sẽ thử nghiệm nhiều lần để sao cho phần cứng và phần mềm của tàu ăn khớp với nhau, cũng như để phát hiện các lỗi kỹ thuật, từ đó tiến hành điều chỉnh.
Sau khi hoàn thành thử nghiệm đầu tiên, tàu được đưa đến khu vực Portland, tiểu bang Oregon để thử nghiệm tiếp, vì đây là khu vực phù hợp với công tác thử nghiệm các tàu quân sự cỡ lớn.
Sau khi kết thúc thử nghiệm, DDG-1000 sẽ chạy qua sông Kennebec để về xưởng đóng tàu Bath.
Khi hoàn thành và đi vào trực chiến, DDG-1000 thuộc lớp Zumwalt sẽ là chiến hạm cỡ lớn được thiết kế và trang bị với những công nghệ đỉnh cao của nghành đóng tàu chiến Mỹ.
Tuy nhiên theo nhận định của truyền thông Nga, rất có thể lớp tàu Zumwalt "chỉ là đồ chơi đắt tiền", Sputniknews dẫn lời của một số chuyên gia.
Theo phân tích của báo Nga, khu trục hạm tên lửa DDG-1000 được biết đến về khả năng tàng hình. Tất nhiên, những tàu chiến hiện đại đều được thiết kế để giảm diện tích phản xạ sóng radar hiệu quả, nâng cao khả năng tàng hình, điều này đã không còn là bí mật gì xa lạ.
Trên thực tế, tàu tuần dương tên lửa động cơ hạt nhân mà Liên Xô phát triển trước đây đã đạt được thành công nhất định về yêu cầu tàng hình. Tàu khu trục DDG-1000 của Mỹ có chiều dài 183m, lượng giãn nước 13.200 tấn.
DDG-1000 sử dụng một loạt các thiết bị vô tuyến điện tử mới, hình dạng tương tự như tàu bọc thép hoặc tàu tuần dương bọc thép của cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
Với lượng giãn nước trên 10.000 tấn, DDG-1000 có thể xếp loại tàu tuần dương hơn là tàu khu trục (trên 10.000 tấn có thể gọi là tàu tuần dương).
Tàu được trang bị hệ thống vũ khí tối tân gồm: 2 pháo hải quân AGS 155mm bắn loại đạn thông minh đi xa hơn 100km; hệ thống pháo Mk110 cỡ nòng 57mm và hệ thống phóng thẳng đứng cho phép bắn tên lửa hành trình đối đất, đối không, chống tàu, chống ngầm.
Ngoài vấn đề tàu DDG-1000 về kích thước giống tàu tuần dương còn về chi phí đóng tàu cũng là vấn đề lớn với Mỹ.
Tính từ thời điểm bắt đầu đóng, kết cấu, lượng giãn nước không ngừng cắt giảm, tính năng kỹ chiến thật không ngừng thu hẹp, còn chi phí đóng tàu thì không ngừng tăng lên.
Ban đầu Mỹ dự tính đóng 32 chiếc, sau đó do vấn đề ngân sách nên cắt giảm xuống còn 3 chiếc. Mỗi chiếc DDG-1000 có giá thành lên tới 3,3 tỷ USD.
Trong khi đó, Nga có lực lượng tàu chiến mặt nước hùng hậu, được trang bị tên lửa chống ngầm, chống hạm, phòng không tương tự như của Mỹ.
Ngoài ra Nga còn đang thiết kế tàu khu trục tên lửa thế hệ mới, dự kiến đóng vào năm 2015, lượng giãn nước từ 12-14.000 tấn, tương đương với tàu DDG-1000 của Mỹ.
Vì vậy, khi siêu hạm này của Mỹ đi vào trực chiến nó sẽ không thể hiện được nhiều trước sức mạnh của đội tàu chiến Nga và có thể DDG-1000 chỉ còn là “thứ đồ chơi đắt tiền” của Hải quân Mỹ.