Mục đích chính ban đầu của MQ-1 Predator là làm nhiệm vụ trinh sát đồng thời đóng vai trò quan sát mặt đất từ trên không trong các phi vụ tấn công của các Lực lượng như Thủy quân lục chiến (USMC) hay Biệt kích (USAR). Các camera và các cảm biến của nó khá nhanh nhạy, có thể phát hiện 1 vật thể nhỏ bằng 1 trái golf từ khoảng cách 2km nên Predator có khả năng thu thập tin tức tình báo khá hiệu quả, nhằm chuẩn bị cho những cuộc tấn công bất ngờ và đối phương.
Cho đến nay, sau nhiều lần nâng cấp và cải tiến, MQ-1 Predator đã có một hệ thống quan sát và cảm biến hiện đại, hoàn chỉnh nhất trong các loại UAV hiện nay. Bên cạnh đó, nó cũng được hiện đại hóa để có thể tấn công mặt đất bằng loại tên lửa không đối đất AGM-114 “HellFire” (Lửa địa ngục). Đây là một loại tên lửa chống tăng cực mạnh nhưng vẫn có thể sử dụng để chống bộ binh, và các loại xe vũ trang khác.
Kể từ 1995 cho đến nay, MQ-1 Predator đã tác chiến trên không trong rất nhiều chiến dịch của Hoa Kì từ Liên bang Nam Tư, Afghanistan, Pakistan cho đến Iraq, Yemen, Lybia và Somalia trong các nhiệm vụ truy quét cướp biển, trinh sát và tấn công các nhóm quân phiến loạn. USAF xếp MQ-1 thuộc lớp TIER 2: MALE UAS (Lớp thứ 2: có khả năng bay ở độ cao trung bình, tốc độ ổn định, thời gian hoạt động dài). Trong lớp UAS có nhiều lớp nhỏ khác dựa vào các đặc tính hoạt động và cả các cảm biến được trang bị trên nó như: tấn công mặt đất, trinh sát trên không, điều khiển thông qua vệ tinh hoặc radio…
MQ-1 Predator sử dụng động cơ đơn do Hãng BRP =Powertrain GmbH & Co KG của Áo sản xuất. Các phương tiện bay không người lái sử dụng loại động cơ này có khả năng bay rất xa. MQ-1 Predator có thể vượt qua 1 quãng đường dài đến 740km để tấn công đối phương, thời gian hoạt động kéo dài hơn 14 tiếng trong điều kiện thời tiết ổn định. Nó có thể xuất phát từ căn cứ, tấn công tiêu diệt mục tiêu và sau đó định hướng quay trở lại căn cứ một cách dễ dàng.
Bắt đầu từ năm 2001, MQ-1 Predator được chuyển đổi mục đích sử dụng sang tấn công mặt đất là chủ yếu, được USAF và CIA khá trọng dụng trong các phi vụ mang tính bí mật cao. Các nhiệm vụ chủ yếu trong thời gian này là ở Afghanistan và các khu vực tự trị của Pakistan. Hiện nay, MQ-1 Predator được xem là UAV tấn công mặt đất tiêu chuẩn của Quân đội Hoa Kỳ, còn các nhiệm vụ do thám được giao cho các loại UAV mới hơn như RQ-8 hay RQ-7 “Shadow”, MQ-9 “Reaper”. Bên cạnh việc được sử dụng trong các nhiệm vụ quân sự, MQ-1 Predator còn được sử dụng cho mục đích dân sự như nghiên cứu khoa học và tuần tra bảo vệ biên giới.
Quá trình phát triển
Cuối thập niên 80 của thể kỷ XX, CIA và Lầu Năm Góc bắt đầu thử nghiệm các chương trình máy bay trinh sát không người lái. CIA đòi hỏi một chiếc UAV có trọng lượng nhẹ và tính linh hoạt cao trong các nhiệm vụ trinh sát và thu thập thông tin tình báo từ trên không. USAF thì ngược lại, họ cần một chiếc UAV lớn có khả năng mang được vũ khí và có khả năng tấn công tiêu diệt các mục tiêu bên dưới mặt đất.
Năm 1992, CIA tỏ ra khá thích thú với chương trình UAV “Amber” của Hãng DARPA do Hãng Leading System nghiên cứu và phát triển. Đây là một loại UAV được phát triển cho Quân đội Israel với kinh phí là 40 triệu USD.
Năm 1994, sau khi thống nhất giữa Lầu Năm Góc, USAF và CIA thì General Atomics được chọn là nhà cung cấp chính UAV. Sau đó 1 năm, phiên bản MQ-1 Predator mẫu đầu tiên được xuất xưởng. Trải qua hàng loạt các bài kiểm tra khắt khe, nó đã hoàn thành vượt chỉ tiêu và ngay sau đó được biên chế cho các Lực lượng của USAF và CIA. Vào năm 1995, lần đầu tiên MQ-1 Predator được sử dụng để trinh thám Albania và Liên bang Nam Tư với những kết quả ban đầu khá khả quan.
Từ khi cuộc chiến Afghanistan bắt đầu, USAF được biên chế 60 chiếc MQ-1 Predator nhưng sau đó chỉ có 40 chiếc trở về. Những chiếc còn lại hầu hết bay lạc vào khu vực của đối phương và mất kiểm soát, số khác do một số sự cố nhỏ trục trặc khi bay và gặp phải thời tiết xấu, khoảng từ 2 đến 3 chiếc bị các tiêm kích hoạt RPG bắn hạ. Tuy nhiên, xét về những kết quả đạt được MQ-1 Predator đã thể hiện tốt tại Chiến trường Afghanistan và đạt được nhiều thành công ngoài mong đợi.
Thiết bị điều khiển và cảm biến
Suốt thời gian tác chiến trong các chiến dịch tại Nam Tư, những chiếc MQ-1 Predator đều phải điều khiển qua sóng radio thông thường. Điều này rất bất lợi, khi đó 2 phi công điều khiển phải ngồi trong một chiếc xe thùng và phải di chuyển theo nó liên tục nhằm không bị mất kiểm soát.
Nhưng đến năm 2000, sau chương trình JSTARS của USAF, mọi chuyện đã trở nên dễ dàng hơn. Khi điều khiển loại UAV này, 2 phi công có thể ngồi cách nó đến nửa vòng trái đất để điều khiển thông qua sóng vệ tinh.
MQ-1 được trang bị hệ thống radar AN/AAS-52, có thể gúp nó quan sát và theo dõi cùng một lúc nhiều mục tiêu. Ngoài ra, MQ-1 Predator còn được trang bị cả hệ thống SAR (Synthetic aperture Radar – Radar đa khẩu độ) có thể giúp nó tìm kiếm được những nơi có sự hiện diện của con người, khói và một số yếu tố khác. MQ-1 Predator được trang bị 2 quả tên lửa không đối không AGM-114 “HellFire” nhằm tấn công tiêu diệt các nhóm khủng bố trong tầm quan sát của nó.
Chiến tích của MQ-1 Predator
- Tháng 2-2002, 1 chiếc MQ-1 Predator phát hiện 1 chiếc xe thể thao chở trùm Taliban Mohammed Omar, tên này được xem như là kẻ điều hành mạng tới Taliban và tầm ảnh hưởng không thua kém gì trùm Al-qaeda Osama bin Laden. Hắn đã nhận được 1 quả AGM-11 và được xác nhận đã tử nạn trong cuộc không kích.
- Ngày 4-3-2002, 1 chiếc MQ-1 Predator đã tấn công vào một căn cứ của Taliban, tiêu diệt 2 ụ súng máy để Lực lượng Biệt kích Hoa Kỳ ập vào tấn công và tiêu diệt nhiều phần tử khủng bố khét tiếng trên thế giới.