Sarmat: ‘Kẻ thay thế’ Satan đối phó Star Wars của Mỹ

Tuân Việt |

(Soha.vn) - Siêu tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat sẽ được phát triển để thay thế tên lửa R-36M2 Voyevoda (Satan).

Chính xác là 25 năm trước, lực lượng tên lửa chiến lược Nga đã đưa vào trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) nhiên liệu lỏng R-36M2 Voyevoda (hiệp ước START gọi là RS-20V, NATO định danh SS-18 Satan mod 5/mod 6). Tên lửa này có khả năng thâm nhập vào bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa và trở thành một trong những vũ khí huyền thoại của thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Cựu Tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược, Đại tướng Viktor Esin nói với Đài Tiếng nói nước Nga rằng, chương trình SDI của Mỹ (Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược (Strategic Defense Initiative), hay còn gọi là chương trình chiến tranh giữa các vì sao - Star Wars) là một chương trình đầy tham vọng.

Sarmat: ‘Kẻ thay thế’ Satan đối phó Star Wars của Mỹ
 
Sarmat: ‘Kẻ thay thế’ Satan đối phó Star Wars của Mỹ
 
Sarmat: ‘Kẻ thay thế’ Satan đối phó Star Wars của Mỹ
 
Sarmat: ‘Kẻ thay thế’ Satan đối phó Star Wars của Mỹ
 
Sarmat: ‘Kẻ thay thế’ Satan đối phó Star Wars của Mỹ
 
	Siêu tên lửa liên lục địa Voyevoda được phóng đi từ hầm phóng cố định trên mặt đất.

Siêu tên lửa liên lục địa Voyevoda được phóng đi từ hầm phóng cố định trên mặt đất.

"Quyết định để tạo ra hệ thống tên lửa chiến lược Voyevoda đã được thực hiện vào thời điểm khi Tổng thống Mỹ Ronald Reagan công bố sự ra mắt của SDI. Chương trình này có mục đích tạo ra một hệ thống phòng thủ tên lửa quy mô lớn có khả năng phá hủy các tên lửa của Liên Xô trong không gian. Voyevoda là một tên lửa hạng nặng với tải trọng lớn, có thể vượt qua bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào" - Viktor Esin nói.

Ưu điểm chính của Voyevoda là nó có trọng lượng lớn tới gần 9 tấn, nặng hơn hai lần so với tên lửa đạn đạo liên lục địa mạnh nhất của Mỹ là MX. Hơn nữa, vỏ tên lửa được tăng cường khả năng làm giảm tác động của sóng xung kích.

Tuy nhiên, Voyevoda có nhược điểm là nó chỉ được phóng đi từ bệ phóng cố định. Trong thời đại hiện nay, yếu tố này làm giảm khả năng sống sót của hệ thống tên lửa. Theo giám đốc của Trung tâm nghiên cứu xã hội và chính trị Vladimir Yevseyev, vũ khí răn đe không nhất thiết phải có sức công phá lớn.

	Tên lửa Topol-M.

Tên lửa Topol-M.

"Thời kỳ của tên lửa hạng nặng đã đi qua. Bây giờ chúng ta cần phải phát triển các tên lửa mới với khối lượng nhỏ hơn và do đó khối lượng đầu đạn hạt nhân cũng sẽ nhỏ hơn, điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm cắt giảm vũ khí hạt nhân" - Vladimir Yevseyev cho biết.

Theo Yevseeva, nói chung, Nga sẽ vẫn không từ bỏ các tên lửa đạn đạo hạng nặng mà  trong tương lai gần, Voyevoda sẽ được thay thế bằng một hệ thống tên lửa mới mang tên Sarmat.

Theo một số báo cáo, tên lửa Sarmat được phát triển bởi Viện Phát triển công nghệ tên lửa quốc gia mang tên Makeev với sự tham gia của các NGO Kỹ thuật (Reutov) và sự hỗ trợ của các chuyên gia đến từ Hiệp hội khoa học - sản xuất Reutov. Tên lửa có trọng lượng 100 tấn, trọng lượng đầu đạn 4,3 tấn, tầm bắn khoảng 10.000 km.

Có thông tin cho rằng, tên lửa đạn đạo loại mới có sử dụng nguyên liệu rắn, mang theo những đầu đạn độc lập giúp nó có thể đổi đường bay để chống lại khả năng đánh chặn của đối phương và rất có thể là một biến thể của siêu tên lửa Topol-M.

Sarmat: ‘Kẻ thay thế’ Satan đối phó Star Wars của Mỹ
 

Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: [email protected]. Trân trọng!

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại