Mặc dù gia đình SAM S-300 (trước đây S-400 được gọi là dòng S-300PMU3, nhưng về sau được đổi tên thành S-400) chưa từng tham chiến bất kỳ cuộc chiến nào, thế nhưng, với những tính năng hoàn toàn nội bật và nhỉnh hơn bất kỳ tổ hợp SAM nào trên thế giới, S-400 hiện nay được đánh giá là mạnh mẽ hơn S-300 nhờ hệ thống radar mới và các thiết bị phụ trợ khác đi kèm. S-400 sở hữu công nghệ radar quét mảng pha bị động song song mới nhất, cùng các tên lửa SAM có tốc độ lên đến Mach 8.8.
Hệ thống S-400 Triumf có khá nhiều cải tiến mới so với những người anh em của nó và những người đồng cấp từ phía NATO, đơn cử là tổ hợp MIM-104 “Patriot” của Hoa Kỳ. Người đứng đầu dự án S-400 Triumf đã giới thiệu khá nhiều những tính năng và khả năng mới của S-400 trước hội đồng Bộ quốc phòng và cả trên báo giới, gồm:
- Sử dụng hệ thống phần mềm điều khiển tổ hợp mới nhất, với tính năng mở trong cấu trúc của phần mềm, các thiết bị hoạt động theo cơ cấu module tích hợp cao. Đây là một nét đặc trưng trong các tổ hợp của Nga, các bộ phận được liên kết nhưng lại đóng vai trò là các module làm việc độc lập, sau đó được gửi đến một đầu não xử lý trung tâm (thường là một trí tuệ nhân tạo thông minh) để xử lý và đưa ra các quyết định trong tác chiến. Tất cả đều được số hóa và điều khiển bằng máy móc.
Hệ thống phần mềm cấu trúc mở cho phép kết hợp các khẩu đội S-400 và S-300 nhờ những tính năng tương đồng trong cấu trúc hệ thống của 2 loại tổ hợp SAM này. Bên cạnh đó, nó có khả năng bảo trì tốt hơn và cũng có thể nâng cấp lên tùy ý với các gói nâng cấp do Tập đoàn Almaz-Antey cung cấp nhằm phục vụ cho các mục đích đánh chặn trên không khác nhau.
- Có khả năng đa nhiệm cao, cùng lúc có thể phát hiện đến 300 mục tiêu cùng lúc và có thể theo sát đến 200 mục tiêu trong đó. Cùng đó, nó có thể phân biệt được cả tên lửa đạn đạo chiến thuật chiến dịch, tên lửa hành trì và cả các máy bay tiêm kích nếu chúng lẫn vào nhau, sau đó, đưa ra các phương pháp để xử lý và phân tách các mục tiêu để tính toán đường đạn và khả năng bắn trúng mục tiêu.
Bên cạnh đó, SAM S-400 Triumf còn được trang bị cả hệ thống tích hợp phòng không tầm xa (IADS). Đây là một hệ thống tương tự SAM nhưng có một vài khác biệt nhỏ về cao độ, tốc độ và khả năng chuyển dịch của mục tiêu. SAM và IADS là sự kết hợp hoàn hảo cho bất kỳ khẩu đội phòng không đánh chặn nào hiện nay.
- Có khả năng tích hợp với các tàu khu trục hoạt động trên biển để có thể đánh chặn các mục tiêu trong phạm vi cho phép. Tương thích với tất cả các loại tàu khu trục tên lửa, khinh hạm tên lửa, tàu tuần dương tên lửa của Nga và các phiên bản xuất khẩu cho các quốc gia khác.
- Có khả năng tái sử dụng các thông tin, dữ liệu của các lần phóng trước. Điều này làm giảm tối đa thời gian sử dụng radar thám sát để thu thập các thông tin về một loại mục tiêu giống nhau bay theo đội hình. Thời gian sẽ giảm xuống đáng kể khi chức này được kích hoạt. Hệ thống radar BIG BIRD, GRAVE STONE có khả năng phân biệt được các mục tiêu nào tương tự nhau và thay đổi các thông số để phù hợp với mục đích đánh chặn.
-Vô cùng cơ động và linh hoạt. Thời gian triển khai hệ thống và hoàn tất sẵn sàng tác chiến là 5 phút. Tất cả các hoạt động đều được lắp đặt trên các xe chuyên chở độc lập, tốc độ lên đến 70km/h, có thể di chuyển đến vị trí tác chiến trong thời gian ngắn nhất.
- Đáng tin cậy và có thể đánh chặn bất kì vật thể bay nào trong tầm hoạt động của nó trong phạm vi 400km, tức là khi phát hiện bất kì vật thể bay hay thứ gì đe dọa từ khoảng cách ở Quần đảo Trường Sa đến tỉnh Khánh Hòa của Việt Nam, nó có thể hạ gục các mục tiêu này dễ dàng và chắc chắn. Tốc độ kinh hoàng lên đến Mach 8.8 khiến khó có một chiếc tiêm kích nào có thể thoát được nó.
Hiện nay để tối ưu hóa khá năng của S-400 Triumf, thông thường hệ thống kết hợp 2 loại radar làm nhiệm vụ riêng biệt là 91N6E “Big Bird” (thực ra là phiên bản 91N6E được phát triển từ loại radar FLAP LID) và 91N6E “Grave Stone”. Nhưng đây mới chỉ là thử nghiệm và hiện tại thì chưa có tuyên bố chính thức nào về hệ thống kết hợp mới này.
Lực lượng phòng không Liên bang Nga vẫn sử dụng loại GRAVE STONE. Sự khác biệt rõ rệt nhất giữa 2 hệ thống này là vùng quét và cao độ xác định mục tiêu. GRAVE STONE là hệ thống đa năng có cả hệ thống radar thám sát và hệ thống radar dẫn đường, nó có thể cùng lúc đảm nhiệm nhiều việc một lúc. Tuy nhiên, hoạt động với cơ chế module thì thời gian làm nhiều nhiệm vụ như vậy sẽ không được đánh giá cao, do thời gian phát sinh sẽ là rất lớn.
Khác với GRAVE STONE, BIG BIRD chỉ làm việc như một loại radar bao gồm hệ thống radar thám sát được tích hợp công nghệ sóng radar đối xứng song song bị động và nó có thể phát hiện ra được cả các tiêm kích sử dụng công nghệ Stealth (tàng hình), tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). BIG BIRD không làm nhiệm vụ dẫn đường nên trong các phiên bản S-300PMU-1 mà Việt Nam đang sử dụng lại có thêm một thiết bị phụ trợ khác là 96L6E làm nhiệm vụ dẫn đường và điều khiển trực tiếp các tên lửa để tấn công trúng mục tiêu chính xác nhất. Hệ thống radar mới của BIG BIRD được phát triển và có khả năng tương tự dòng Kochulga của Ukraine. BIG BIRD có thể tóm gọn bất kỳ ICBM hoặc máy bay tàng hình nào xâm phạm không phận do nó quản lý. Thế nên, sự kết hợp giữ GRAVE STONE và BIG BIRD sẽ là sự bổ sung hoàn hảo cho cả 2 hệ thống radar hiện đại này.
GRAVE STONE được đánh giá cao nhờ khả năng xác định phương hướng và định hướng cho các mục tiêu, cùng đó là khả năng thay đổi các mục tiêu nhanh chóng và có thể chỉ huy cho tên lửa tấn công các mục tiêu khác nhau mà không cần phải hủy đi lệnh phóng.
Ngoài ra, còn một hệ thống kiểm soát hỏa lực cho S-400 Triumf là hệ thống 98Zh6E quản lý các ống phóng và tên lửa. Nó sẽ cung cấp các thông tin về tên lửa như tình trạng hoạt động, tầm bay và độ xa đến bộ xử lý trung tâm. Hệ thống 98Zh6E được phát triển để dành riêng cho S-400 từ phiên bản gốc được phát triển cho S-300PMU-2 Favorit là loại 98Zh6EM.
Hệ thống này có khả năng tương thích được với cả các loại radar BIG BIRD và cả GRAVE STONE. Và cuối cùng, sự bổ sung mới nhất của GRAVE STONE là hệ thống phân biệt đối phương và đồng đội (IFF). Nó có thể quan sát và phân tích các mục tiêu và đưa ra nhận định về bạn-thù, để tránh nhầm lẫn. Theo tuyên bố của chủ tịch tập đoàn Almaz-Antey Vladislav V. Menshikov thì S-400 có thể sử dụng ngay với các loại tiêm kích do Nga sản xuất mà không cần phải qua chỉnh sử hệ thống IFF mới. Điều nay làm giảm đáng kể chi phí nếu sử dụng hệ thống đồng bộ của Nga.
Xem thêm:
S-400 Triumf: Sự lựa chọn hoàn hảo cho phòng không Việt Nam