Các loại tên lửa chủ lực của Không quân Việt Nam (P2)
Các loại tên lửa chủ lực của Không quân Việt Nam (P3)
Thông số kỹ thuật của tên lửa R-77
Chiều dài: 3,6 m
Đường kính: 200 mm
Sải cánh: 350 mm
Trọng lượng: 175 kg (R-77), 226 kg (R-77M1)
Vận tốc: Mach 4
Tầm bắn: 90 km (R-77), 175 km (R-77M1)
Trần bay: 5m - 25 km
Dẫn đường: quán tính kết hợp radar chủ động
Đầu nổ: 30 kg HE, dạng nổ mảnh
Công việc phát triển tên lửa không-đối-không tầm trung R-77 (NATO định danh AA-12 Adder) bắt đầu từ năm 1982, được đặt ở mức độ quan trọng và bí mật cao vì đây sẽ là loại tên lửa đa năng đầu tiên của Liên Xô/Nga dùng cho cả máy bay chiến thuật lẫn chiến lược với khả năng bắn-và-quên các mục tiêu từ trực thăng cho tới máy bay tốc độ cao bay thấp. R-77 chính thức gia nhập biên chế quân đội Nga từ năm 1994.
Tên lửa đối không tầm trung R-77
Theo kỹ sư trưởng của cục thiết kế Vympel, nơi khai sinh R-77 thì AA-12 Adder còn có thể sử dụng để đánh chặn các loại tên lửa không-đối-không tầm trung lẫn tầm xa của Mỹ như AIM-120 AMRAAM và AIM-54 Phoenix hoặc các loại tên lửa phòng không như Patriot. Tiếp nữa, R-77 cũng có thể tiêu diệt tên lửa hành trình và bom thông minh.
Thiết kế đặc biệt của R-77
Tên lửa R-77 được ra mắt năm 1992 tại triển lãm hàng không Moscow, R-77 ngay lập tức đã bị phóng viên phương Tây gán cho biệt danh AMRAAMski (hàm ý nói R-77 sao chép AIM-120 của Mỹ). Định danh tiếng Nga của loại tên lửa này là RVV-AE hay còn được biết đến với tên Izdieliye-170.
R-77 có thiết kế khí động học rất đặc biệt với 4 cánh dạng chữ nhật vát đầu cùng với 4 cánh nhỏ hơn dạng “mắt cáo” phía đuôi tên lửa. Mỗi cánh lớn cũng có thiết kế khung, bên trong có các miếng kim loại dạng lưới nhằm giúp tăng diện tích bề mặt cánh lái, tăng tốc độ bay mà vẫn làm giảm khối lượng.
Cánh đuôi “độc” của tên lửa R-77
Việc nghiên cứu công nghệ cánh lái dạng mới này đã mất ba năm để phát triển và thử nghiệm. Theo như các nhà thiết kế Nga thì thiết kế cánh kiểu R-77 giúp giảm tiêu hao sức đẩy động cơ hơn cánh lái dạng thường và còn có tác dụng giảm tín hiệu phản xạ radar (RCS). Tiếp nữa, tên lửa còn có khả năng chuyển hướng cực tốt, tối đa lên tới 150° mỗi giây.
Về cơ chế tìm diệt, trong pha đầu sau khi được phóng, R-77 bay theo quán tính với dữ liệu về mục tiêu được cập nhật từ radar của máy bay phóng (như vị trí thay đổi hay G-load của mục tiêu). Đến pha cuối, R-77 sẽ chuyển sang dùng radar chủ động của chính nó.
Tên lửa R-77 trên cánh MiG-29
Khi tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách ngắn, R-77 sẽ kích hoạt chế độ “chủ động”, radar của tên lửa sẽ lưu giữ thông tin mục tiêu đã được tính toán để sử dụng phòng trường hợp mục tiêu thoát khỏi “khóa chết”. Nếu đầu dò bị gây nhiễu, R-77 lại chuyển sang chế độ thụ động và lần tìm theo nguồn phát nhiễu để tiêu diệt.
Khi công kích các mục tiêu không có khả năng cơ động tốt bay ở độ cao lớn trong trạng thái đối đầu, R-77 (RVV-AE) có thể bắn từ cự ly 100 km, đầu dò radar chủ động của tên lửa có tầm hoạt động 20 km. Ở tầm ngắn, R-77 tiêu diệt được mục tiêu có khả năng cơ động lên tới 12G.
Không ngừng nâng cấp để nâng cao tầm hiệu quả
Hiện đã có một số phiên bản nâng cấp của RVV-AE như RVV-AE-PD cải tiến động cơ ramjet nhiên liệu rắn để có thể phóng ở độ cao lớn hơn với tầm bắn lên tới 160 km (chữ PD viết tắt từ cụm từ tiếng Nga “Povyshenoy Dalnosti” nghĩa là tăng tầm). Với phiên bản này, R-77 có thể xếp vào phân lớp tầm xa và sánh ngang với AIM-54 Phoenix của Mỹ.
Cấu tạo các bộ phận tên lửa R-77 (AA-12 Adder)
R-77 còn có một phiên bản khác sử dụng đầu dò hồng ngoại pha cuối. Thật ra việc sử dụng đầu dò hồng ngoại ở pha cuối, khi khoảng cách tiếp cận mục tiêu đã gần cũng khá hợp lý vì ở tầm xa thì việc thông suốt liên lạc giữa tên lửa và máy bay phóng có thể không đảm bảo, hoặc radar chủ động có thể không phát hiện được mục tiêu do đang bị gây nhiễu.
Ngòi nổ của R-77 là loại ngòi laser cận đích và đầu nổ nối tiếp, đảm bảo cho R-77 có thể tiêu diệt các mục tiêu đa dạng từ tên lửa hành trình, bom thông minh đến máy bay ném bom cỡ lớn.
R-77 có thể được sử dụng trên máy bay Ka-50, Ka-52, MiG-29, MiG-31, Su-27, Su-30, Su-33, Su-34, Su-35 và thậm chí là MiG-21 với phiên bản nâng cấp với MiG-21-93.
Trung Quốc cũng trang bị R-77 cho Su-30 của họ
Trên thế giới mới chỉ có một vài quốc gia có tên lửa R-77 trong biên chế như Nga, Peru, Trung Quốc. Malaysia cũng “chạy đua” và mua R-77 vào cuối năm 2012 cho máy bay Su-30MKM và MiG-29 của mình sau khi có một vài nguồn tin như SIPRI cho rằng Su-30 của quốc gia Đông Nam Á khác là Việt Nam đã được trang bị loại tên lửa không chiến hiện đại này.
R-77 dưới cánh Su-30 MKI
Su-30Mk bắn tên lửa R-77
Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA