Nói cách khác, chúng là loại bom có thể phát tán hàng trăm quả bom nhỏ trong một khu vực rộng lớn. Những tổ chức như Liên hiệp Bom chùm Quốc tế (CMC) luôn cực lực phản đối sử dụng loại vũ khí này.
Lý do là bởi chúng giết người một cách không phân biệt, khó kiểm soát và để lại rất nhiều quả bom nhỏ chưa nổ trên chiến trường rất lâu sau khi cuộc chiến kết thúc, khiến nhiều dân thường thiệt mạng.
Đầu đạn GMLRS bắn trúng mục tiêu trong một cuộc thử nghiệm, phát tán hàng trăm mảnh kim loại.
Bộ Quốc phòng Mỹ nói rằng bom chùm “là loại vũ khí được dùng cho mục đích quân sự, chúng là những vũ khí hữu hiệu, có thể tấn công nhiều mục tiêu và gây ra ít thiệt hại ngoài dự kiến hơn các vũ khí thông thường”.
Tuy vậy, quân đội Mỹ sẽ dần thay thế loại vũ khí này vào cuối năm 2019. Hiện tại, họ đang sử dụng đầu đạn chùm được gắn trên tên lửa hạng nặng M-30 nhằm vô hiệu hóa các mục tiêu và đảm bảo sự an toàn cho các binh sĩ.
Nhưng họ cần một loại đạn mới, không để lại bom nhỏ trên chiến trường nhằm đề phòng dân thường bị hại.
Giải pháp đưa ra đó là Đầu đạn GMLRS, được trình bày trong Báo cáo Thường niên năm 2015 của Hiệp hội Công nghiệp Quốc phòng Quốc gia Mỹ (NDIA).
Đầu đạn GMLRS thay các loại bom nhỏ bằng các mảnh kim loại. Nó được thiết kế để phát tán hàng trăm mảnh đạn có thể xé nát các mục tiêu với sức công phá không kém gì bom chùm, nhưng không để lại bom chưa nổ có thể gây hại cho dân thường sau này.
Trang tin War is Boring viết rằng “những đầu đạn chứa mảnh kim loại này được lắp lên các tên lửa và được định hướng bằng thiết bị GPS mà quân đội đã có”. Mỹ hy vọng sẽ có thể bắt đầu sản xuất GLMRS vào cuối năm nay.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…