Chỉ với một tàu ngầm hạt nhân chiến lược và toàn bộ SLBM mang theo khi phóng lên đủ để phá hủy hoàn toàn một quốc gia. Chính vì lý do đó, tất các cường quốc trong Câu lạc bộ hạt nhân đều đã và đang phát triển vũ khí có tầm chiến lược này.
Nga cũng không là ngoại lệ. Cùng với tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) RS-12M Topol, RS-24 Yars, máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS, Tu-160 mang tên lửa hành trình hạt nhân, SLBM Bulava được coi là một thành phần quan trọng trong khả năng răn đe hạt nhân của Nga.
Bản thân tên gọi Bulava – Quả chùy cùng với đại bàng hai đầu được coi là biểu tượng quyền lực của nước Nga.
Thiết kế là vũ khí chủ lực của tàu ngầm nguyên tử thế hệ 4 – Đồ án 955/955M Borey, trước khi được lên kế hoạch tiếp nhận chính thức vào biên chế hải quân Nga dự kiến trong năm 2013, quá trình phát triển Bulava với nhiều đặc tính có một không hai trên thế giới cũng gặp không ít thăng trầm.
“Sinh ra trong khó khăn”
Là sản phẩm của Viện Nhiệt hóa Moscow và tổng công trình sư Yury Solomonov, nơi phát triển ICBM Topol-M và Yars, Bulava được thiết kế từ cuối thập kỷ 1990 để thay thế SLBM sử dụng nhiên liệu rắn R-39 Rif trang bị trên tàu ngầm nguyên tử lớp Typhoon.
Ra đời vào thời điểm Liên Xô tan rã, nước Nga cũng đang trong giai đoạn khó khăn về tài chính, cũng như công nghệ (Sau khi Liên Xô tan rã, Nga không tự chế tạo được nhiều công nghệ do nơi phát triển và chế tạo chúng nằm trên lãnh thổ các nước SNG) nên quá trình phát triển Bulava gặp không ít trở ngại.
Tính tới năm 2013, Nga đã tổ chức phóng thử 19 lần tên lửa Bulva thì có 7 lần thất bại với nguyên nhân chủ yếu là thiếu sót kỹ thuật và chất lượng của linh kiện lắp ráp tên lửa. Cần nhấn mạn rằng, mỗi SLBM được cấu thành từ hàng vạn chi tiết, nếu không có quy trình quản lý chất lượng chặt chẽ, vũ khí công nghệ cao này chắc chắn sẽ gặp vấn đề.
Sau các vụ thử thất bại liên tiếp, cuối năm 2009, Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định tạm hoãn chương trình phát triển Bulava để rà soát lại thiết kế và quy trình chế tạo đạn tên lửa này. Nhờ việc ra soát này, chỉ sau 2 vụ phóng thử thất bại trong năm 2009, các vụ thử Bulava sau đó đã thành công mỹ mãn.
Điểm khác biệt trong quá trình phát triển SLBM Bulava là nó được thực hiện song song với việc phát triển phương tiện chuyên chở nó là tàu ngầm lớp Borey. Do vẫn trong quá trình phát triển, hải quân Nga đã phải hoán cải tàu ngầm lớp Typhoon Dmitri Donskoy để làm bệ phóng thử Bulava.
Tới tận năm 2011, Bulava mới được phóng trên tàu ngầm lớp Borey đầu tiên Yury Dolgoruky. Dự kiến, cả Bulava và tàu ngầm Yury Dolgoruky sẽ được tiếp nhận vào biên chế hải quân Nga ngay trong năm 2013. Trong chương trình mua sắm vũ khí quốc gia tới năm 2020, Nga dự kiến sẽ đóng mới 8 tàu ngầm lớp Borey (3 chiếc Đồ án 955 với 16 ống phóng Bulava và 5 chiếc thuộc Đồ án 955M với 20 ống phóng).
Những điểm đặc biệt của SLBM “Quả chùy”
Vì cùng là sản phẩm của Viện Nhiệt học Moscow, trước khi ra mắt, nhiều chuyên gia nhận định Bulava sẽ là phiên bản hải quân của Topol-M, nhưng thực tế, Bulava chỉ ứng dụng một số công nghệ áp dụng trên Topol-M với thiết kế độc đáo 3 tầng phóng: 2 tầng đầu sử dụng nhiên liệu rắn, còn tầng 3 là nhiên liệu lỏng.
Thiết kế kết hợp này cho phép Bulava tận dụng được khả năng tăng tốc nhanh, bộc lộ nhiệt thấp của tầng phóng nhiên liệu rắn và khả năng tuy biến lực đẩy của tầng nhiên liệu lỏng cho phép đầu đạn tên lửa có quỹ đạo bay phức tạp, khó bị đánh chặn. Hệ thống dẫn đường của Bulava tương tự như Topol-M sử dung hỗn hợp quán tính, đạo hàng hình sao và hiệu chỉnh vệ tinh.
SLBM Bulava có chiều dài thân đạt 12,1m (có mang đầu đạn), đường kính thân 2m và trọng lượng đủ tải đạt 36,8 tấn với tầm bắn tối đa tới 8.300km. Tuy nhiên, trong các vụ phóng thử, Bulava có thể đạt tầm bắn tới 9.000km.
Tiếp nữa, do thiết kế bệ phóng dạng nằm nghiêng, việc phóng tên lửa Bulava có thể được thực hiện ngay khi tàu ngầm đang di chuyển ở độ sâu 50m. Điều này giúp tàu ngầm có thể chủ động được vị trí phóng và cơ động ngay sau khi phóng
Như đa số các dòng SBLM khác, Bulava được thiết kế mang đa đầu đạn dạng MIRV có thể tự cơ động quỹ đạo ở pha cuối với số lượng mang theo từ 3 đến 8 đầu đạn. Sức công phá của mỗi đầu đạn này dao động 100-150 Kilotone và sai số đường tròn đồng tâm (CEP) ở tầm bắn tối đa khoảng 200-250m. Điểm khác biệt của MIRV trang bị trên SLBM Bulava so với SLBM của Mỹ là việc bản thân các MIRV Nga thiết kế là các tên lửa hành trình có khả năng tự thay đổi độ cao và quỹ đạo làm lá chắn tên lửa của đối phương mất dấu, còn MIRV của Mỹ là được định trước quỹ đạo tấn công tiêu dù có thể bị bắn chặn một vài đầu đạn con.
Ngoài ra, SLBM Bulava còn được thiết kế mang một đầu đạn đơn nhất có sức công phá 500 Kilotone (tương tự như thiết kế của Topol-M) để tấn công các mục tiêu kiên cố như bongkee hay hầm ngầm đặt sâu dưới lòng đất.
Mốc thời gian các vụ thử SLBM Bulava được tiến hành tới thời điểm hiện tại:
Dấu đen - thành công
Dấu đỏ - thất bại
24-6-2004 – Nổ động cơ nhiên liệu rắn trong thời gian thí nghiệm.
7-9-2006 – Hỏng lập trình; tên lửa chệch hướng và tự hủy.
25-10-2006 – Tên lửa chệch hướng và tự hủy.
24-12-2006 – Tự hủy do hỏng động cơ tầng thứ ba.
23.12.2008 – Tự hủy.
15-7-2009 – Tự hủy do dự mòn bất thường của tầng tên lửa đẩy thứ nhất.
9-12-2009 – Động cơ tầng thứ ba của tên lửa hoạt động bất thường.
Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục xin vui lòng gửi về email: [email protected]. Trân trọng!