Phương Tây nhắn gửi Nga bằng cuộc tập trận cực lớn?

Với 9 quốc gia cùng gần 100 tiêm kích, phương Tây sẽ tiến hành cuộc tập trận mang tên "Thách thức Bắc Cực" kéo dài trong 12 ngày tại Scandinavia (Bắc Âu).

Thông tin này được Sputnik dẫn lại nguồn từ hãng thông tấn YLE cho biết, theo đó, để tham gia cuộc tập trận này, Không quân Phần Lan đã quyết định điều 16 chiếc tiêm kích F-18 Hornet tham dự. Ngoài ra còn có dàn tiêm kích đa năng Gripen, F-16, Eurofighter, Mirage... tham gia tập trận. Trong ảnh: Tiêm kích F-18.
Theo nguồn tin trên, ngoài Phần Lan, các quốc gia khác tham gia diễn tập, bao gồm các nước không liên kết như Thụy Điển và Thụy Sỹ, cùng với các quốc gia thành viên NATO như Na Uy, Hà Lan, Anh, Pháp, Đức và Mỹ. Trong ảnh: Tiêm kích F-18.
Trong số dàn tiêm kích tham gia tập trận "Thách thức Bắc Cực", sức mạnh đầu tiên phải kể đến là tiêm kích đa năng Eurofighter: Máy bay chiến đấu đa nhiệm Eurofighter hiện được đưa vào biên chế trong Không quân Anh và Đức. Trong các cuộc không chiến, tiêm kích Eurofighter được đánh giá có sức mạnh vượt trội so với F-22 của Mỹ và lấn lướt trước Su-35 của Nga.
Về hỏa lực, Eurofighter được trang bị một khẩu pháo cỡ 27 mm và nhiều loại tên lửa bao gồm tên lửa không đối không tầm nhiệt Sidewinder, AMRAAM cùng tên lửa không đối đất tầm xa Taurus và Storm Shadow. Với trang bị này, Eurofighter được xem là đối thủ đáng gờm với các chiến đấu cơ Su-35 của Nga.
Sức mạnh tiếp theo hoàn toàn vượt trội với MiG-29 Nga là tiêm kích Gripen thuộc dòng chiến đấu thế hệ 4+, có khả năng cất cánh từ các sân bay dã chiến có đường băng ngắn. Máy bay này lắp 1 động cơ phản lực Volvo Aero RM12 (GE F404), có buồng đốt lần hai.
Tuy vậy, Gripen có thể lắp động cơ F414 đời mới của F/A-18 Super Hornet (của Mỹ) lực đẩy tăng lực sẽ lên 25-35%, bán kính tác chiến của Gripen sẽ là 1.300km, tầm bay không cần tiếp nhiên liệu lên tới 2.500km, các thùng dầu phụ cũng được thiết kế để khi cần giúp tầm bay tối đa của Gripen lên tới 4.075km.
Thiết bị điện tử hàng không trên Gripen là sản phẩm của các công ty điện tử hàng đầu châu Âu với radar tầm xa PS-05 do Ericsson sản xuất, có khả năng phát hiện, định vị, nhận dạng và tự động theo dõi nhiều mục tiêu cả trên không, trên biển hay mặt đất trong mọi điều kiện thời tiết.
Hệ thống này có thể dẫn đường cùng lúc cho 4 tên lửa không-đối-không tầm xa hiện đại nhất của NATO như AIM-120 AMRAAM, MICA của MBDA tấn công 4 mục tiêu khác nhau. Ngoài ra, hệ thống theo dõi hồng ngoại FLIR hay IRortis IRST của Saab cũng tạo cho Gripen khả năng không chiến tầm gần mạnh. Hệ thống phân biệt địch-ta TSC-2000 do Thales (Pháp) sản xuất khiến Gripen càng hiệu quả hơn trong những nhiệm vụ hiệp đồng tác chiến.
Hệ thống vũ khí của Gripen gồm 1 pháo Mauser 27 mm do Đức sản xuất với 120 viên đạn được lắp trong thân máy bay, có khả năng ngắm bắn tự động bằng radar. Ngoài ra, 7 điểm treo trên cánh và thân có thể lắp các loại tên lửa, bom, thùng dầu phụ hay thiết bị đối phó điện tử.
Gripen cũng lắp được tên lửa AGM-65 Maverick cùng nhiều loại bom điều khiển laser, rocket… Ưu điểm của Gripen là tỷ số giữa lực đẩy/trọng lượng cao (0,94), khi nạp nhiên liệu và vũ khí chỉ mất 10 phút là có thể tiếp tục bay.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại