Điều này cũng đồng thời là mối đe dọa với vệ tinh do thám của các quốc gia phương Tây.
Bài viết trên chuyên trang quốc phòng Russian Military Analysis cho rằng, việc Trung Quốc phá hủy thành công vệ tinh thời tiết FY-1C của mình vào ngày 12/1/2007 đã chứng minh nước này đứng ngang hàng với Mỹ, Nga trong việc phát triển các hệ thống vũ khí diệt vệ tinh.
Dựa vào một nguồn tin trong chính phủ Trung Quốc, hãng tin Nga TASS cho biết, quân đội Trung Quốc đã thành công trong lần thử nghiệm thứ ba nhằm phá hủy 1 vệ tinh đã dừng hoạt động nằm ở độ cao 864km so với mặt đất.
Điều này đã giúp đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Nga có khả năng bắn hạ vệ tinh của đối phương.
Đồ họa so sánh kích thước của SC-19 và nguyên mẫu của nó là DF-21C.
Các quốc gia phương Tây chỉ trích cuộc thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh của Trung Quốc, với lý do rằng các mảnh vỡ từ vệ tinh bị phá hủy sẽ gây nguy hiểm cho các vệ tinh khác đang hoạt động ở cùng quỹ đạo.
Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc lại cho rằng phương Tây lên tiếng là vì các vệ tinh tình báo của họ hoạt động ở độ cao tương tự với vệ tinh FY-1C.
Vụ phóng thử nghiệm lần thứ ba này diễn ra vào ngày 23/7/2014.
Mặc dù không biết chính xác Trung Quốc đã sử dụng loại tên lửa nào trong lần thử nghiệm này, nhưng dựa trên những thông tin hiện có thì Bắc Kinh sở hữu tên lửa SC-19.
SC-19 được cho là có khả năng chạm tới quỹ đạo tầm trung và có khả năng đe dọa hệ thống vệ tinh GPS của Mỹ.
Trang Strategy Page đưa tin, Trung Quốc cũng lên kế hoạch phát triển từ 20-30 tên lửa chống vệ tinh nhằm cạnh tranh với Mỹ trong cuộc chiến vũ trụ.
Mỹ đang phát triển một hệ thống vũ khí diệt vệ tinh dựa trên công nghệ điện từ và laser.
Hiện tại, quân đội Mỹ dựa vào các vũ khí phòng không như tên lửa RIM-161 Standard Missile 3 và các hệ thống phòng thủ trên mặt đất để tiêu diệt các mục tiêu trên quỹ đạo.