Đại diện nhà sản xuất Silver Ships cho biết hợp đồng được giữa Hải quân Mỹ và Philippines đã được ký kết vào tháng 9/2011. Các con tàu này đã được hoàn thành 1 năm sau đó, tuy nhiên, việc bàn giao đã bị trì hoãn cho đến đầu tháng 5 năm nay do việc vận tải trên biển chưa sẵn sàng.
Mặc dù có khả năng hoạt động ở nước sâu nhưng dự kiến, các tàu tuần tra mới sẽ được Hải phân Philippines sử dụng chủ yếu trong vùng nước nông. Tàu có chiều dài 12.1m và chiều ngang là 3.05m.
Các con tàu này được thiết kế một đường cung thoải cho phép quân lên tàu trong khi tàu cập bờ. Tàu được trang bị 3 cụm vũ khí – 2 ở phía trước và 1 phía đuôi tàu – với súng máy và súng phóng lựu.
Tàu sử dụng 2 bộ đẩy phản lực Hamilton HJ-292, mỗi bên được điều khiển bởi một động cơ diesel Yanmar 6LY2A-STP 440 mã lực, tốc độ tối đa là 40 kt (74,08 km/h). Khi đầy tải, tàu có thể di chuyển quãng đường trên 250 hải lý với tốc độ hơn 30 kt (55,6 km/h).
Cùng với Silver Ships, công ty đóng tàu Willard Marine của Mỹ được quyền cung cấp với số lượng chưa xác định xuồng cao tốc thân cứng - có thể bơm phồng (viết tắt là rigid-hulled inflatable boat - RHIB) Sea Force 730 (RHIB) cho hải quân Philippines theo chương trình FMS.
Trong một tin khác, Hải quân nước này hồi tháng 3 đã tìm cách mua thêm 3 tàu tấn công đa năng (MPAC) để bổ sung vào đội cùng 6 tàu sắp nhận trên.
"Thương vụ này nằm trong kế hoạch phát triển trung hạn của chúng tôi cho giai đoạn 2014-2017," phát ngôn viên của Hải quân Philippines Thiếu tá Hải quân Gregory Fabic cho biết.
MPAC tương tự như các tàu chiến đấu CB-90. Ba chiếc đầu tiên được xây dựng bởi công ty đóng tàu Lung Teh của Đài Loan, 3 chiếc sau được đóng mới trong nước có sửa đổi thiết kế bởi Propmech Corporation, có trụ sở tại vịnh Subic. Philipines hy vọng sẽ sở hữu 42 chiếc MPAC nhưng tiền vốn vẫn đang là một vấn đề nan giải.