Hồi cuối tháng Sáu vừa qua, Nga đã tiến hành cuộc thao diễn mang tên Aviadarts tại sân bay Baltimor ở tỉnh Voronezh.
Trong cuộc thao diễn này, các phi công thuộc lực lượng không quân lục quân và không quân tiền phương của Nga sử dụng các máy bay Su-25 và trực thăng Mi-28H.
Trong cuộc thao diễn này, các phi công Nga phải thực hiện tất cả các khoa mục bay lý thuyết và thực hành, đáp ứng các tiêu chuẩn về hướng dẫn bay đối với phi công, khắc chế hệ thống phòng không và thực hành tấn công mục tiêu mặt đất.
Trong số các nội dung trên, đáng chú ý có nội dung khắc chế hệ thống phòng không đối phương. Với nội dung này, các phi công Nga đã phải học cách vượt qua tổ hợp tên lửa phòng không vác vai FIM-92 Stinger của Mỹ.
Trong đoạn video tường thuật về cuộc thao diễn Aviadarts được phát trên kênh truyền hình quân đội Nga, một tên lửa FIM-92 Stinger của Mỹ đã được sử dụng cho nội dung khắc chế hệ thống phòng không. Căn cứ vào cáp nối, các chuyên gia cho rằng Stinger đã được sử dụng kết hợp với thiết bị huấn luyện tiêu chuẩn M134 hoặc một thiết bị tương đương nào đó của Nga.
Stinger là loại tên lửa vác vai của Mỹ, tương tự như các tên lửa phòng không mang vác thế hệ đầu Redeye hoạt động theo nguyên lý tầm nhiệt.
Tuy nhiên, hạn chế của Redeye là khả năng dễ bị “mù” hoặc lạc hướng do các nguồn nhiệt khác ngoài máy bay như mục tiêu giả do máy bay đối phương phóng ra. Tốc độ bay của tên lửa do Redeye phóng ra cũng dễ bị đối phương phát hiện và chạy thoát.
FIM-92 Stinger khắc phục nhước điểm của Redeye nhờ khả năng dò tìm mục tiêu được nâng cao. Tên lửa Stinger dài 1,52m, đường kính 70mm và nặng 10,1kg. Stringer có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách 4,8 km và độ cao từ 180 - 3.800m.
Tên lửa được phóng ra nhờ một động cơ nhỏ để tạo khoảng cách an toàn cho xạ thủ trước khi hệ thống cung cấp nhiên liệu rắn 2 tầng được kích hoạt, giúp Stinger đạt tốc độ 2,2M.
Đầu nổ của tên lửa nặng 3kg, hoạt động theo nguyên lý chạm nổ, được gắn kíp nổ và đồng hồ hẹn giờ tự hủy.
Phiên bản đầu tiên của Stigner là FIM-92A được phóng thử vào năm 1975. Sau đó, Mỹ tiếp tục phát triển các phiên bản FIM-92B, FIM-92C (còn gọi là Stinger-RMP)…với các cải tiến về dầu dò, hệ thống điều khiển, phân biệt mục tiêu.
Stinger-RMP Block II hiện là phiên bản hiện đại nhất được phát triển từ năm 1996. Đầu dò hồng ngoại được cải tiến nhằm tăng độ chính xác và tầm bắn trong điều kiện bị gây nhiễu và áp dụng các biện pháp đối phó.
Stinger được vận dụng hết sức linh hoạt, cho một người, hoặc phối hợp với các hệ thống phòng không khác như ATAS (Stinger không đối không) dùng trên trực thăng OH-58C/D Kiowa, AH-64 Apache hoặc RAH-66 Comanche; Avenger M998 HMMWV(xe đa chức năng); xe chiến đấu Bradley, xe M6 Linerbacker.
Quân đội Nga (thời Liên Xô) đã từng chịu thiệt hại nặng nề do Stinger gây ra tại Afghanistan. Sau khi Mỹ chuyển giao loại tên lửa này cho Taliban năm 1986, mỗi năm Liên Xô đã phải chịu tổn thất từ 150-200 máy bay các loại. Theo thống kế, trong 10 tháng đầu khai triển, 187 tên lửa Stinger được phóng ra đã bắn rơi 140 máy bay (hiệu suất khoảng 75%).
Stinger thậm chí còn đủ sức đe dọa cả các tiêm kích MiG của Liên Xô, làm thay đổi đáng kể cục diện chiến trường. Không ít ý kiến cho rằng Stinger là một trong những yếu tố khiến Liên Xô sau đó quyết định rút quân khỏi Afghanistan.
Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục xin vui lòng gửi về email: [email protected]. Trân trọng!