Phép tính lợi ích khi Nga-Trung kề vai sát cánh tập trận

Theo thông báo mới được phát đi các cuộc tập trận chung mới của Nga và Trung Quốc sắp được tổ chức trên vùng biển Nhật Bản và thao trường Tchebarkul (Nam Urals).

Tiếp cận công nghệ

Đây được xem là bước tiến tiếp theo chuẩn bị cho khả năng phối hợp tác chiến của lực lượng vũ trang giữa hai nước.

Theo chuyên gia Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ ông Vasily Kashin nhận xét, hoạt động huấn luyện chung không còn chú ý đến tính chất “nhân đạo” hay “chống khủng bố” như trước đây, chúng tôi muốn nâng tầm và nâng quy mô cho những cuộc tập trận trong tương lai.

Các cuộc tập trận Nga-Trung được thực hiện trong vài năm qua rõ ràng đã vượt ngoài phạm vi hợp tác chống khủng bố.

Chẳng hạn như trên biển Hoàng Hải năm 2012, hai bên đã xử lý các nghiệp vụ chống tàu ngầm, hợp tác phản công cuộc oanh tạc.

Việc Nga-Trung tiến hành tập trận chính là nỗi lo lớn nhất dành cho Washington.
Việc Nga-Trung tiến hành tập trận chính là nỗi lo lớn nhất dành cho Washington.

Để tham dự Hợp tác hàng hải – 2013, phía Trung Quốc đã cử sáu tàu chiến lớn bao gồm bốn tàu khu trục và hai chiến thuyền, cùng một tàu tiếp nhiên liệu. Trong nhóm tàu Trung Quốc có khu trục hạm Thẩm Dương dự án 051S, trang bị hệ thống tên lửa phòng không S-300FM do Nga sản xuất, cùng các chiến thuyền dự án 054A.

Có thể giả định rằng, các cuộc diễn tập mới sẽ chú ý nhiều hơn đến các khía cạnh công nghệ cao của chiến tranh trên biển, bao gồm phòng thủ chống máy bay và chống tàu ngầm.

Tờ “quân giải phóng ND Trung Hoa” cho hay, hoạt động diễn tập đặc biệt rất hữu ích cho Hải quân Trung Quốc, để nâng tầm sức mạnh với vị thế của một nước lớn, chúng ta cần nhiều hơn những cuộc tập trận quy mô cũng như chiến lược hợp tác toàn diện với Nga hạn chế sự bành trướng của Mỹ trên đại dương.

Trên thực tế, vốn gần đây Hải quân Trung Quốc mới có cơ hội tiếp cận các hệ thống radar hàng hải, các hệ thống phòng không và một số loại vũ khí hiện đại, thế nên việc diễn tập hải quân quy mô lớn với Nga là điều mà Bắc Kinh rất mong muốn.

Tuy nhiên, điểm khó Hợp tác hàng hải – 2013 không đề cập tới khả năng các hoạt động chiến đấu liên kết trên biển trong tương lai gần.

Phân chia nỗi lo Trung Á

Mặt khác, diễn tập Sứ mệnh hòa bình của các lực lượng bộ binh được tổ chức hàng năm trong khuôn khổ SCO lại nhằm chuẩn bị cho các hành động quân sự chung, đối phó những tình huống bất ổn quy mô lớn trong khu vực Trung Á. Sự chuẩn bị theo kịch bản này đặc biệt cấp thiết vào thời điểm hiện tại. Sắp tới năm 2014, khi Mỹ và NATO giảm đáng kể sự hiện diện tại Afghanistan.

Ngoài ra, nguy cơ tình hình căng thẳng ở Kyrgyzstan không hề bớt đi, quốc gia đang đứng trên bờ vực chia rẽ thành hai miền Bắc và Nam. Uzbekistan cũng có khả năng đối mặt với khủng hoảng nếu Tổng thống Islam Karimov ngày một cao tuổi để tuột khỏi tay sự kiểm soát tình hình.

Như thường lệ, tập trận ở Chebarkul bao gồm các hoạt động liên kết thực hành của bộ binh và không quân các nước thành viên nhằm đập tan những băng vũ trang lớn. Tuy nhiên, nếu lưu ý đến thành phần vũ khí được huy động, có thể nhận định một sự huấn luyện chuẩn bị cho cuộc chiến tranh cục bộ.

Dường như, trong vòng một thập kỷ, Trung Á sẽ không thể tránh khỏi những bất ổn định có quy mô. Trong số các nước của khu vực, chỉ riêng Kazakhstan cho thấy tính ổn định và phát triển thành công.

Tuy nhiên, quân số của quốc gia lại không quá 50.000 người, với diện tích đất và chiều dài biên giới rất lớn. Dưới một kịch bản nhất định, hoạt động quân sự Nga-Trung ở Trung Á có thể là giải pháp duy nhất, mặc dù hai bên còn phải làm rất nhiều để có được sự hiệp đồng phối hợp đầy đủ.

Theo giới phân tích, một câu hỏi tiếp tục được để mở là khả năng của các nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc thực hiện quyết định chính trị nhanh chóng về can thiệp quân sự khi tình huống vượt ngoài tầm kiểm soát.

Tổng tham mưu trưởng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Phòng Phong Huy cùng người đồng cấp phía Nga, ông Valery Gerasimov đã phê chuẩn các tài liệu có liên quan tới việc hợp tác quân sự sâu, rộng giữa 2 nước.
Tổng tham mưu trưởng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Phòng Phong Huy cùng người đồng cấp phía Nga, ông Valery Gerasimov đã phê chuẩn các tài liệu có liên quan tới việc hợp tác quân sự sâu, rộng giữa 2 nước.

Nga và Trung Quốc đã không giữ được vai trò rõ rệt trong giải quyết tình hình ở Osh, miền Nam Kyrgyzstan, nơi xảy ra đụng độ sắc tộc đẫm máu năm 2010.

“Quyết định về hoạt động quân sự chung đầu tiên sẽ là bước ngoặt lịch sử về chính trị của cả Nga và Trung Quốc. Đối với các nhà lãnh đạo sẽ phải đưa ra quyết định, đây là trách nhiệm không nhẹ nhàng và kèm theo những rủi ro chính trị lớn. Sự e ngại giải pháp chính trị dường như chính là trở ngại lớn nhất cho các hành động quân sự chung”, chuyên gia Nga về vấn đề quốc phòng Vasily Kashin kết luận.

Trước thông tin này báo chí Mỹ và phương Tây không tin về một mối quan hệ “keo sơn” giữa Nga và Trung Quốc.

Tờ defencetalk phân tích, việc Nga-Trung sát lại gần nhau chỉ mang tính chất tạm thời và mối liên minh “lỏng lẻo” này sẽ dễ dàng bị tan vỡ khi có mâu thuẫn trong quyền lợi.

Có thể Moscow và Bắc Kinh đang muốn hợp tác giải quyết các vấn đề Trung Á, nhưng trên thực tế với tham vọng của Bắc Kinh cùng sự trỗi dậy của Moscow thì mọi chuyện lại không đơn giản đến vậy.

Mỹ chính là cái đích hướng tới của mối liên minh này, dù những cuộc tập trận vẫn liên tiếp diễn ra, nhưng đó chỉ là hình thức khẳng định nỗ lực muốn bắt tay nhau giữa 2 cường quốc Nga-Trung.

Nhưng một giả định được đặt ra, khi Washington có ý định “nhả” lại quyền lợi cho một trong hai quốc gia trên thì khó có thể nói được điều gì về mối liên mình này, tờ defencetalk nhấn mạnh.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại