Pháp có thể bị Ấn Độ tẩy chay nếu không giao tàu Mistral cho Nga

Pháp vẫn đang "câu giờ" trong việc giao tàu đổ bộ Mistral cho Nga. Một mặt Pháp muốn giao tàu để hoàn tất hợp đồng nhưng mặt khác, lại lo ngại bị Mỹ và các đồng minh càm ràm.

Tình trạng lấp lửng trong hợp đồng trên giao 2 tàu Mistral khiến giới chuyên gia Pháp sốt ruột. Ông Joseph Henrotin, tổng biên tập tạp chí Quốc phòng và An ninh Quốc tế (Defense et Securite Internationale) của Pháp cảnh báo nếu hủy hợp đồng với Nga thì có thể tác động tiêu cực đến nền xuất khẩu vũ khí của Pháp.

Ông Henrotin nói rằng việc hủy hợp đồng sẽ gây ra tâm lý lo ngại nghiêm trọng từ các khách hàng tới đây của Pháp mà rõ nhất là Ấn Độ đang băn khoăn trong việc mua máy bay chiến đấu Rafale. Dù Ấn Độ rất quan tâm đến máy bay chiến lược này nhưng họ tỏ ra ngần ngại trong việc ký hợp đồng vì sợ Pháp lại hủy giữa chừng.

Pháp hủy bán Mistral, Nga có thể 'nẫng' đồng minh châu Á của Mỹ Pháp hủy bán Mistral, Nga có thể "nẫng" đồng minh châu Á của Mỹ

Trong khi Mỹ "vui mừng ra mặt" vì Pháp đình chỉ chuyển giao tàu Mistral cho Nga thì với Moscow, đây có thể là cơ hội để họ bắt tay với Hàn Quốc - đồng minh trung thành của Mỹ.

Ấn Độ có lý do để lo ngại "vào một ngày đẹp trời nào đó, họ bị cấm vận vũ khí" vì Ấn Độ đang là quốc gia dễ bị soi do sở hữu vũ khí hạt nhân mà lại không nằm trong hội đồng bảo an LHQ.

"Các nhà cung cấp vũ khí mà không lo bảo vệ tôn trọng các điều khoản trong hợp đồng, đặc biệt là đối với Nga, một đồng minh của Ấn Độ, thì họ sẽ đối mặt với rủi ro bị quay lưng và uy tín sẽ bị hạ thấp", Henrotin phân tích.

Toan tính của Ấn Độ khi mua vũ khí Mỹ Toan tính của Ấn Độ khi mua vũ khí Mỹ

Vũ khí Mỹ được Ấn Độ sử dụng nhằm đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc và tránh phụ thuộc vào Nga.

Vào tháng 6.2011, Nga và Pháp đã ký một thỏa thuận trị giá 1,6 tỉ USD để Pháp đóng hai tàu lớp Mistral và chuyển giao công nghệ cho Nga. Chiếc đầu tiên có tên Vladivostok được dự kiến ​chuyển đến Nga vào cuối năm nay và chiếc thứ hai có tên Sevastopol sẽ được hoàn thành vào năm 2015.

Hồi đầu tháng 9, Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố Paris có thể hủy việc giao tàu cho Nga nếu khủng hoảng tại Ukraine tiếp diễn. Điện Kremlin đã cảnh báo điện Elysee rằng nếu không hoàn thành hợp đồng, Pháp sẽ phải bồi thường lớn cho Nga.

Hồi đầu tháng 10, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian khi làm việc với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tại Lầu 5 góc đã cho biết: "Quyết định (giao tàu) sẽ được đưa ra tại thời điểm chuyển giao. Nó sẽ rơi vào khoảng cuối tháng 10 (hoặc) đầu tháng 11".

Ông Le Drian nói thêm có hai yếu tố mà Tổng thống Pháp Francois Hollande sẽ dựa theo đó để cho phép việc chuyển giao được tiến hành. "Đầu tiên, cuộc khủng hoảng kéo dài chấm dứt và thứ hai là sự khởi đầu cho một tiến trình chính trị quan trọng. Khi đánh giá cả hai điều kiện, Tổng thống Pháp sẽ đưa ra quyết định của mình vào thời điểm đó", Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Le Drian nói.

Tàu đổ bộ chở trực thăng Mistral có chức năng thực hiện bốn nhiệm vụ cùng một lúc: làm tàu sân bay cho máy bay trực thăng, chở quân đổ bộ, hoạt động như soái hạm và là một bệnh viện dã chiến trên biển.

Tàu Mistral có thể chở tối đa 16 máy bay trực thăng và có thể triển khai hoạt động trên boong 6 chiếc trực thăng cùng một lúc. Khoang dưới của tàu có thể chứa hơn 40 xe tăng hoặc 70 xe cơ giới phục vụ cho đổ bộ. Nga dự định sẽ dùng 2 tàu Mistral để tăng cường cho sức mạnh của hạm đội Thái Bình Dương.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại