Pháo Triều Tiên 'xé nát bầu trời' đảo Yeonpyeong Hàn Quốc (II)

Lieut. Sergeyvich - Северного флота России |

(Soha.vn) - 14h34 chiều ngày 23-11-2010 theo giờ địa phương, Lực lượng pháo binh của Quân đội nhân dân Triều Tiên (NKPA) đã nã pháo đồng loạt vào đảo Yeonpyeong, giết chết nhiều dân thường và cả binh sĩ của Hàn Quốc.

 Trận đấu pháo 'long trời lở đất'

Một căn nhà đổ nát trên đảo Yeonpyeong sau vụ
pháo kích dữ dội của Bắc Triều Tiên (Ảnh: Yonhap News).

Một căn nhà đổ nát trên đảo Yeonpyeong sau vụ pháo kích dữ dội của Bắc Triều Tiên (Ảnh: Yonhap News).

Sáng ngày 23-11-2010, trước giờ diễn ra cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn Hoguk của các lực lượng liên quân Mỹ-Hàn, phía Bắc Triều Tiên gửi thông điệp với nội dung “than phiền” về các hoạt động tập trận của Hàn Quốc và cho rằng mục tiêu của cuộc tập trận chính là Bắc Triều Tiên. Bên cạnh đó, Bình Nhưỡng còn đe dọa Hàn Quốc không được tập trận và bắn đạn thật trong khu vực biển thuộc quyền kiểm soát của họ. Tuy nhiên, theo đúng kế hoạch, lực lượng liên quân vẫn đến vị trí bắn đạn thật đúng dự định, nằm cách khu vực đảo Yeonpyeong khoảng 15 hải lý về phía Nam và ngay gần đảo Baengnyeong thuộc khu vực kiểm soát của Hàn Quốc.

Theo các thông tin chính thức từ các sĩ quan Quân đội Đại hàn Dân quốc (ROKA), bắn diễn tập đạn pháo là một phần của buổi tập trận và không hề vi phạm vào chủ quyền của Bắc Triều Tiên. Một đại tá Thủy quân lục chiến chỉ huy trên đảo Yeonpyeong cho biết các loạt đạn pháo được pháo binh ROKA bắn đi nhằm về hướng Tây Nam, tức là không đi qua giới tuyến Northern Limit Line (NLL) giữa 2 miền. Theo lời của Bộ trưởng bộ quốc phòng Hàn Quốc thì diễn tập bắn đạn pháo không nằm trong cuộc tập trận Hoguk, mà là một hoạt động diễn tập thường niên của pháo binh ROKA trên đảo Yeonpyeong và chuyện pháo binh ROKA bắn đạn lạc sang phía lãnh thổ Bắc Triều Tiên là vô căn cứ.

Các loại đạn pháo được sử dụng trong Lực lượng pháo binh ROKA là loại đạn có tầm xa 40 km và 20 km, tùy thuộc vào kích cỡ đạn. Tuy nhiên, với hướng bắn là Tây Nam thì các loạt đạn pháo sẽ có hướng song song với NLL. Vì thế, chuyện đạn pháo của ROKA lạc sang các căn cứ trên các đảo liền kề của Bắc Triều Tiên là không thể. Lời cáo buộc của Bắc Triểu Tiên chỉ là hành động nhằm bào chữa cho vụ tấn công vô căn cứ của họ.

Làn sóng phản đối Bắc Triều Tiên ở Hàn Quốc (Ảnh: Yonhap News).

Làn sóng phản đối Bắc Triều Tiên ở Hàn Quốc (Ảnh: Yonhap News).

Vào lúc 14h34 giờ địa phương, từ đảo Mudo và Kaemori thuộc tỉnh Hwanghae, lực lượng pháo binh bờ biển Bắc Triều Tiên nhất loạt bắn các loại pháo phản lực về phía đảo Yeonpyeong, sử dụng các loại bệ phóng rocket MRL (bệ phóng nhiều tên lửa).

Tổng cộng đã có 2 loạt pháo nã vào Yeonpyeong: Loạt thứ nhất bắt đầu từ lúc 14h34 đến 14:55 theo giờ địa phương và loạt pháo thứ 2 từ lúc 15:10 đến 15:41 giờ địa phương. Hầu hết các quả đạn pháo đều nhằm vào các mục tiêu như doanh trại quân đội, các tòa nhà chỉ huy trên đảo, tuy nhiên 1/3 các quả đạn pháo đã rơi trúng vào nhà dân và các cửa hàng bách hóa của người dân.

Theo phát ngôn từ Lực lượng pháo binh và tên lửa bờ biển Bắc Triều Tiên thì đã có tổng cộng 108 quả đạn pháo tấn công trúng mục tiêu, số còn lại rơi bên ngoài vùng biển Yeonpyeong.

Hình ảnh minh họa cuộc đấu pháo giữa 2 miền Triều Tiên
Hình ảnh minh họa cuộc đấu pháo giữa 2 miền Triều Tiên

Ngay sau khi bị tấn công bằng pháo vào các mục tiêu trên đảo, Lực lượng pháo binh ROKA đã ngay lập tức đáp trả bằng các pháo tự hành K-9 “Thunder” 155mm, tổng cộng đã có 6 chiếc được tập trung tại Yeonpyeong và ngay lập tức nhả đạn về phía đảo Mudo và Kaemori.

Phía Hàn Quốc đã bắn 80 quả đạn pháo vào các mục tiêu như trại lính, các căn cứ chỉ huy quân đội của Bắc Triều Tiên trên Mundo. 30 phút sau, K-9 chuyển hướng tấn công các mục tiêu ở Kaemori nhằm vào các xe phóng rocket MRL.

20 phút sau vụ pháo kích thứ 2, một phi đội gồm KF-16 (1 phiên bản F-16 của hãng General Dynamics được sản xuất và lắp ráp tại Hàn Quốc) đã được điều đến hỗ trợ cho pháo binh. Tuy nhiên, các chiến đấu cơ này không khai hỏa tấn công các mục tiêu trên các đảo của Bắc Triều Tiên. Cuộc pháo kích nhằm trả đũa của Hàn Quốc kết thúc vào lúc 16:42 giờ địa phương.

Đây là trận đấu pháo đầu tiên của 2 miền Nam Bắc Triều Tiên kể từ năm 1970 và là vụ xung đột vũ trang nghiêm trọng nhất từ sau khi Hiệp định ngừng bắn trên bán đảo Triều Tiên được ký kết.

Với hỏa lực vượt trội, các khẩu K-9 “Thunder” đã quét sạch các mục tiêu được chỉ định trên đảo Mudo,  phá hủy hầu hết các phương tiện phóng của Bắc Triều Tiên, đồng thời còn phá hủy 1 tòa nhà chỉ huy của quân đội Bắc Triều Tiên tại Mudo.

Thương vong

Gia đình và đồng đội Trung Sĩ Seo Jeong-wu
đưa tiễn anh về nơi an nghỉ cuối cùng.
Gia đình và đồng đội Trung Sĩ Seo Jeong-wu đưa tiễn anh về nơi an nghỉ cuối cùng.

Ban đầu, Chính phủ Hàn Quốc tuyên bố không hề có người bị thiệt mạng trong vụ tấn công nhưng sau đó người phát ngôn của Chính phủ Hàn Quốc đã đính chính lại.

Những loạt pháo phản lực công kích vào đảo Yeonpyeong khiến nhiều dân thường thiệt mạng. Đã có 2 binh sĩ thủy quân lục chiến của Hàn Quốc hy sinh sau vụ pháo kích của Bắc Triều Tiên, đó là Trung sĩ Seo Jeong-wu và Binh nhì Moon Gwang-wuk. Ngoài ra, còn có 6 binh sĩ bị thương và 2 công nhân xây dựng trên đảo thiệt mạng sau vụ tấn công bất ngờ này.

Ngay sau vụ đấu pháo, để đảm bảo an toàn cho người dân và lo sợ Bắc Triều Tiên lại tiếp tục tấn công đảo Yeonpyeong, Chính phủ Hàn Quốc đã ra lệnh di tản tất cả người dân trên đảo về đảo Incheon.

Đã có tổng tộng 1780 người được di tản trên các tàu đánh cá và tàu cứu hộ của ROKA. Chính quyền thành phố Incheon cũng đã điều động 22 phương tiện chữa cháy và cứu thương đến đảo Yeonpyeong, cùng đó là các lính cứu hỏa, y bác sĩ đến dập tắt đám cháy và cứu chữa cho những người bị thương sau vụ tấn công từ phía Bắc Triều Tiên.

Tham mưu trưởng của Hàn Quốc Lee Hong-gi đã kêu gọi Chính phủ và Bộ quốc phòng nước này phải có những đáp trả xứng đáng cho hành vi khiêu khích từ phía Bắc Triều Tiên.

Tổng thống Đại hàn Dân quốc Lee Myung-bak lên tiếng tố cáo Bắc Triều Tiên.
Tổng thống Đại hàn Dân quốc Lee Myung-bak lên tiếng tố cáo Bắc Triều Tiên.

Về phía Bắc Triều Tiên, người đứng đầu Lực lượng pháo binh và tên lửa bờ biển cho hay: có khoảng 5 đến 10 binh sĩ thiệt mạng sau cuộc pháo kích trả đũa của Hàn Quốc. Ngoài ra đã có 30 người bị thương.

Sau vụ pháo kích vào đảo Yeonpyeong

Chính phủ Hàn Quốc gọi vụ tấn công là “hành động khiêu khích có vũ trang” từ phía Bắc Triều Tiên. Cùng đó, Tổng thống đương nhiệm của Hàn Quốc là Lee Myung-bak đã ngừng ngay công tác hỗ trợ cứu đói cho dân chúng ở Bắc Triều Tiên, chặn các đoàn xe của Hội chữ thập đỏ đến nước này. Ông còn cho đóng cửa và rút toàn bộ nhân viên các công ty tại khu công nghiệp chung Kaesong.

Bộ trưởng bộ quốc phòng đã ra thông cáo sẽ không nhún nhường trước Bắc Triều Tiên một lần nữa và sẵn sàng đáp trả mọi khiêu khích của Bắc Triều Tiên. Ông cũng đã hạ lệnh tấn công các đơn vị pháo binh và tên lửa bờ biển của Bắc Triều Tiên nếu như họ có động thái tiếp tục khiêu khích.

1 chiếc F-18 Super Hornet cất cảnh trên biển Hoàng Hải trong cuộc tập trận Hoguk.
1 chiếc F-18 Super Hornet cất cảnh trên biển Hoàng Hải trong cuộc tập trận Hoguk.

Ngày 24-11-2010, Hàng không mẫu hạm USS-George Washington (CVN-73) đã cập cảng Busan chuẩn bị cho cuộc tập trận trên biển Hoàng Hải của Hải quân quân đội Đại hàn Dân quốc (ROKN) như một hành động răn đe phía Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, theo giới chuyên môn thì chiếc USS-George Washington được điều tới Hàn Quốc vừa để răn đe Bắc Triều Tiên, vừa để gửi một thông điệp đến Trung Quốc, hàng xóm và cũng là đồng minh duy nhất của Bắc Triều Tiên tại Đông Á.

Ngày 28-11-2010, Hãng tin Yonhap thông báo có một số tên lửa tầm gần và tầm xa như Scud và BM25-Musudan đang nhằm về phía Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Các quốc gia trên thế giới đã lên án vụ pháo kích vô cớ của Bắc Triều Tiên và gọi đây là “hành động khiêu khích” không thể chấp nhận được.

Xem thêm:

Trận pháo kích rung chuyển đảo Yeonpyeong Hàn Quốc.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại