Đưa vào phục vụ kể từ năm 1955, máy bay ném bom Boeing B-52 Stratofortress là phương tiện chiến đấu chính của Bộ Tư lệnh Không quân chiến lược thuộc Không quân Mỹ để thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân chống lại Liên Xô.
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, đặc biệt là vào cuối năm 1950 - đầu những năm 1960, kho vũ khí hạt nhân của Mỹ và Liên Xô đã phát triển tới mức có thể “hủy diệt lẫn nhau”(Mutual Assured Destruction - MAD).
Máy bay ném bom chiến lược B-52G của Không quân Mỹ.
Trong thời gian đó, một số sự cố đã xảy ra với những chiếc B-52 khi nó mang theo vũ khí hạt nhân và được gọi là thảm họa “Broken Arrow”.
Hai trong số các vụ việc nổi tiếng nhất với các “Pháo đài bay” (B-52 có biệt danh BUFF - Big Ugly Fat Fellow - Gã béo xấu xí) đã diễn ra tại Tây Ban Nha và Greenland.
Vụ việc đầu tiên xảy ra vào ngày 17 tháng 1 năm 1966, khi một chiếc B-52G va chạm với một chiếc máy bay chở dầu KC-135 Stratotanker trong quá trình tiếp nhiên liệu trên biển Địa Trung Hải, ngoài khơi bờ biển Tây Ban Nha. Cả hai máy bay đã phát nổ trong không trung, giết chết 7 thành viên phi hành đoàn.
Pháo đài bay B-52 tiếp nhiên liệu trên không.
Trên “Pháo đài bay” khi đó có 4 quả bom nhiệt hạch B28, 3 trong số chúng đã rơi xuống gần Palomerasa, va chạm với mặt đất gây ra vụ nổ phi hạt nhân của hai quả bom và phóng xạ plutonium.
Quả bom thứ tư rơi xuống biển Địa Trung Hải và vào ngày 17 tháng 3 nó đã được phát hiện ở độ sâu 2.550 ft (777 m). Quả bom đã được đưa lên tàu của Hải quân Mỹ vào ngày 07 tháng 4.
Sự cố thứ hai cũng đã xảy đến với B -52 G vào ngày 21 tháng 01 năm 1968, khi “Pháo đài bay” gặp nạn ở Greenland.
Máy bay ném bom không thể hạ cánh khẩn cấp tại căn cứ không quân Thule ở Greenland sau khi xảy ra một đám cháy trong buồng lái, và nó đã bị rơi trên bờ biển Greenland ở Vịnh North Star.
B-52 có khả năng mang theo các bom hạt nhận để thực hiện các cuộc tấn công chiến lược.
Sáu trong số bảy thành viên phi hành đoàn đã may mắn thoát hiểm một cách an toàn, tuy nhiên 4 quả bom hạt nhân B28 trên máy bay đã rơi rải rác và phóng ra các chất phóng xạ. Biện pháp khẩn cấp đã được thực hiện để hạn chế sự lây lan của bức xạ. Gió mạnh, nhiệt độ thấp và lửa không chỉ phá hủy chiếc máy bay B-52 mà còn gây ra sự phát tán của một số chất phóng xạ khác xuống biển.
Sau khi sự cố xảy ra, không phải tất cả các quả bom đều được tìm thấy, và sự kiện này đã gây ra mối quan tâm lớn đối với Chính phủ Đan Mạch, bởi vì Greenland là một quần đảo thuộc chủ quyền của nước này, và thực tế là lãnh thổ Đan Mạch nằm trong khu vực phi hạt nhân.
Chính hai sự cố nổi tiếng này, gọi là thảm họa “Broken Arrow” đã khiến các oanh tạc cơ BUFF không được phép mang vũ khí hạt nhân khi bay gần biên giới với các nước khác.