“Thợ săn đầu phát xít” Harold A. Marshall
Harold A. Marshall là một trong số ít những xạ thủ bắn tỉa tham gia mặt trận phía Pháp và Normandy. Trước đó, Harold còn tham gia và các chiến dịch ở Bắc Phi trong các trận chiến El Alamein I và El Alamein II trong Sư đoàn bắn tỉa tinh nhuệ Canada Calgary Highlanders và đã hạ được không ít sĩ quan dưới quyền Thống chế Erwin Rommel của phát xít Đức. Tính đến ngày 24-10-1942, Harold đã hạ gục 8 sĩ quan và 69 tên lính phát xít tại El Alamein và được Thống chế Anh quốc Bernard Montgomery hết lời khen ngợi.
Thống chế Erwin Rommel từng suýt chết dưới làn đạn của Harold
Erwin Rommel là một Thống chế Đức lỗi lạc và được xem là hiện thân của sự bất khả chiến bại của dân tộc Đức. Những chiến công vang đội trên chiến trường Bắc Phi đã khiến những đối thủ của Erwin Rommel phải gọi ông bằng biệt danh “Cáo sa mạc”
Trong một bản báo cáo gửi cho Hitler, Thống chế Erwin Rommel viết:
“Kính gửi quốc trưởng,
Mặt trận El Alamein đã khó khăn nay còn khó khăn hơn. Chúng tôi chỉ có quân sự và lực lượng bằng 2/3 Liên quân Anh-Pháp. Vậy mà nay còn một trở ngại nữa đó chính là ‘Thợ săn đầu phát xít” Harold. Binh sĩ đã gọi hắn ta như vậy, bởi hắn có những phát đạn chuẩn xác đến từng centimet. Thiết nghĩ, có lẽ chúng ta nên bỏ lại mặt trận này nhằm tránh thương vong không đáng có cho binh sĩ của ta. Mong quốc trưởng chấp thuận”.
Khi trở về Berlin, trong một lá thư gửi đến những người bạn của mình, và cũng là những tướng lĩnh dưới quyền Erwin Rommel đang chuẩn bị cho một cuộc đảo chính Hitler, ông còn nói:
“Gửi các bạn hiền của tôi,
Tại mặt trận Bắc Phi, đã 2 lần tôi suýt chút nữa không được trở về nhà với bạn bè và gia đình. Tôi đã gặp một xạ thủ cừ phách, hắn ta có lẽ là Liên quân Bắc Mỹ hoặc một Lực lượng tinh nhuệ nào đấy. Hắn bắn như thể hắn biết rõ mọi thứ bên trong doanh trại. Vào ngày 1-11-1942, tại El Alamein hắn đã hạ gục 2 sĩ quan của tôi khi họ đang ngồi bàn bạc với tôi trong lều chỉ huy. Tôi chưa thấy ai bắn được như vậy cả. Một cú bắn có lẽ đạt độ chính xác đến từng centimet”.
Harold từng là nỗi khiếp sợ của quân Đức tại mặt trận Bắc Phi trong một thời gian dài, về sau ông được thuyên chuyển đến mặt trận Châu Âu và tham gia nhiều trận đánh lớn của D-day gồm có Normandy, Renes và một số chiến trường tại Trung Âu.
Harold A. Marshall sinh ngày 10-2-1918 tại một vùng quê nghèo miền Bắc Canada. Lên 6 tuổi, gia đình ông chuyển đến Calgary, Alberta, nơi đóng quân của Lực lượng bộ binh tinh nhuệ Calgary Highlanders. Năm 9 tuổi, ông được anh trai của mình- một xạ thủ cừ khôi của Canada dạy bắn và khẩu súng đầu tiên Harold sử dụng là một khẩu Grand.
Harold đã nhanh chóng thể hiện tài năng của mình, phát súng đầu tiên đi vào lịch sử là năm Harold 16 tuổi, ông đã thực hiện một cú bắn không thua kém bất kỳ huyền thoại nào trên thế giới. Ở cự ly 700m, Harold đã hạ được một con sói với viên đạn găm thẳng vào đầu con vật. Năm 18 tuổi, Harold gia nhập Lực lượng bộ binh tinh nhuệ Calgary Highlanders trong trung đoàn bắn tỉa số 4.
Chỉ 3 năm sau, phát xít Đức bắt đầu châm ngòi cuộc chiến ở Châu Âu và tiến hành cuộc chiến của Đế chế thứ III. Harold tình nguyện tham gia Lực lượng tình nguyện Calgary 2 đến chiến trường Bắc Phi tham chiến cùng những người bạn Anh. Khi đặt chân đến nước Anh, Calgary đã tham gia một trong những chiến dịch chống đổ bộ của Đức lên đất Anh và hoàn thành xuất sắc vai trò của mình với thành tích tiêu diệt 89 tên lính Đức.
Cũng trong chiến dịch này, Harold một lần nữa hạ gục 1 sĩ quan của Đức từ cự ly 1.200m và được ghi danh là một trong những xạ thủ có cú bắn chuẩn xác xa nhất trong thế chiến II. Một năm sau, Harold được chuyển đến mặt trận Bắc Phi và tại đây, ông đã khiến Thống chế Erwin Rommel, một trong những vị tướng đại tài của người Đức phải ngả mũ thán phục. Mặt trận Bắc Phi là cuộc chiến giữa Thống chế Erwin Rommel và Thống tướng Anh Bernard Montgomery. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Montgomery, Harold cùng trung đoàn bắn tỉa số 4 của mình đã lần lượt hạ gục những sĩ quan dưới quyền của Erwin Rommel, thậm chí 2 lần Rommel đã trúng đạn của Harold nhưng may mắn thoát chết.
Ngày 10-1-1942, lần đầu tiên Harold được lên mặt báo của tờ Hamilton Spector có trụ sở tại Ottawa và Ontario, trong một bài báo với tiêu đề: “Harold – vị cứu tinh của Châu Âu, niềm tự hào của Bắc Mỹ”.
Tên tuổi của Harold ngày một nổi như cồn, bất kỳ xạ thủ hay tên Đức nào cũng phải khiếp sợ. Với khẩu súng trường Lee Enfield No.4 MK1 và một con dao Nepal Kukri, ông đã lấy đầu của hơn 400 tên lính Đức, khiến cho quân Đức tại Bắc Phi lúc nào cũng nơm nớp lo sợ.
Hơn một năm sau, ông được chuyển đến chiến trường Normandy trong cuộc đổ bộ lich sử D-day của Lực lượng đồng minh. Harold đã nhảy dù cùng với đại đội Bravo của Hoa Kỳ đến Normandy và trở thành một trong những mối nguy hiểm luôn luôn rình rập quân Đức. Ngay lập tức, cái đầu của Harold được Hitler treo thưởng đến 70.000 USD, một con số khổng lồ. Thế nhưng, với sự tài ba và những phát súng tuyệt vời, ông đã khiến cho biết bao sĩ quan và tướng lĩnh dưới quyền Hitler kinh hãi khi nhắc đến cái tên ‘Thợ săn đầu phát xít”.
Harold và Kormedy tại mặt trận Antwerp năm 1944
Ngày 12 tháng 12 năm 1944, Harold bị thương trong một cuộc chạm trán với Steiner, một trong những xạ thủ lừng danh của nước Đức với biệt danh “Cái chết đen” khi luôn mặc một bộ trang phục màu đen.
Trước đó một tháng, cuộc chiến giữa 2 xạ thủ đã bắt đầu nhưng cuộc đấu súng thật sự diễn ra vào lúc 20h ngày 11 tháng 12 năm 1944. Steiner nhanh chóng di chuyển đến vị trí để tiêu diệt đối thủ của mình. Trong suốt 8 tiếng đồng hồ, cả 2 đã theo dõi động tĩnh của nhau một cách cẩn trọng. Cuối cùng, nhờ có người đồng đội Kormedy của mình, Harold đã hạ được Steiner bằng một phát súng từ cự linh 1.050m xuyên qua một cánh cửa nhà kho bằng gỗ. Nhưng chỉ 30 phút sau, pháo binh của phía Đức đã dồn dập nã pháo vào vị trí của Harold khiến ông bị thương. Do lo ngại Harold nếu bị thủ tiêu sẽ làm suy sụp tinh thần chiến đấu của binh sĩ nên cấp trên đã điều ông về Anh ngay lập tức.
Năm 1973, Harold cho ra đời cuốn tự truyện “Not in Vain”, viết về cuộc đấu súng chí tử với đối thủ Steiner của mình, trong đó có câu:
“Nếu tôi không phải là Harold, có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ đủ can đảm để đấu súng với một trong những xạ thủ được mệnh danh là ‘Cái chết đen’. Thế nhưng tôi là một người Canada, một con người sắn sàng chết để tiêu diệt được quân phát xít”.
Ngày 19-1-2013, Harold Arthur Marshall đã qua đời va để lại danh tiếng của một trong những xạ thủ cự phách nhất Canada với thành tích 498 tên phát xít trong Thế chiến thứ II.
Xem thêm:
Phần 3: Xạ thủ huyền thoại cầm chân phát xít ở Leningrad