Người đẹp khiến Hitler… mất ngủ
Lyudmila Mikhailivna Pavlichenko sinh ngày 12-7-1916, là một trong những nữ xạ thủ của Hồng quân Xô Viết tham gia Thế chiến thứ 2 mặt trận Xô Viết. Bà là người phụ nữ đầu tiên được phong tặng Huân chương Lenin cao quý của Liên bang Xô Viết. Kết thúc cuộc chiến, Lyudmila đã khiến cho 309 tên phát xít Đức gục ngã trên đất Ukraine và Nga.
Chiến tích lừng lẫy nhất của Lyudmila là tiêu diệt được Trung úy Alfred von Leeb - con trai Thống chế Wilhelm von Leeb, và Thiếu tướng Gustaf Emil Mannerheim tại đất Ukraine và Leningrad. Trong chiến dịch phòng thủ phía Tây Xô Viết, tại Odessa và Sevastopol, bà đã tiêu diệt được rất nhiều lính và sĩ quan Đức. Khi nghe tới cái tên Lyudmila, các sĩ quan và binh sĩ Đức sợ hãi đến mức rụng rời tay chân và chẳng còn ý chí chiến đấu nữa.
Thống chế Wilhelm von Leeb đã có bản báo cáo gửi đến cho Adoft Hitler với nội dung như sau:
“Gửi Quốc trưởng kính yêu,
Sau một tháng tại đất Ukraine, tôi đã mất đi người con trai và cũng là một Trung úy xuất sắc. Con trai tôi đã chỉ huy mặt trận phía Tây và tiến đánh Paris cùng Thống chế Erwim Rommel một cách xuất sắc. Thế nhưng, khi vừa đặt chân đến Odessa, con trai tôi đã bị Lyudmila tiêu diệt chỉ trong tích tắc. Là một người cha và một thống chế của đế chế thứ III, tôi thề sẽ lấy đầu Lyudmila để trả thù cho con trai và các sĩ quan đã hy sinh dưới họng súng của cô ta”.
Sau đó, Wilhelm đã vô cùng hằn học khi nhắc đến cái tên Lyudmila và gọi bà là “Sát thủ hoa hồng”. Lyudmila là một người phụ nữ rất đẹp, nhưng bên cạnh đó, bà còn là một thiên tài bắn súng. Nguyên soái Liên bang Xô Viết Semyeon Konstantinov Timoshenko đã gọi bà là “Người phụ nữ vĩ đại của Xô Viết” vì những gì bà đã làm được trong Thế chiến thứ 2.
Thiếu nữ 18 tuổi với những phát đạn để đời
Lyudmila sinh ra tại thành phố Bila Tserkva trong một gia đình có truyền thống quân đội khi cha và ông của bà đều là những tướng lĩnh của Hồng quân Xô Viết.
Năm 8 tuổi, bà theo gia đình chuyển đến thành phố Kiev, thủ đô Ukraine. Tại đây, Lyudmila đã được cha là Trung tướng Andrey Mikhailovich Pavlichenko đưa đến Trường huấn luyện các lực lượng Hồng Quân dành cho thanh thiếu niên (DOSAAF). Đây là nơi sản sinh ra rất nhiều xạ thủ bắn tỉa nổi danh trên thế giới như Trung úy Rozan, Thiếu tá Ivan Sidorenko và huyền thoại của nước Nga Xô Viết Fyodor Okhlopkov với chiến tích tiêu diệt 709 tên Đức trên mọi mặt trận.
Từ lúc 12 tuổi, Lyudmila đã thể hiện tài năng bắn súng của mình qua các cuộc thi. Năm 18 tuổi, Lyudmilla đã giành vô số chức vô định và phát đạn để đời của bà khi bắn xuyên 3 quả táo ở cự ly 600m với một khẩu Tokarev không có thiết bị ngắm bắn nào. Thế nhưng, tài năng của Lyudmila chỉ dừng lại ở DOSSAF. Khi bà đang là sinh viên khoa Sử tại Đại học quốc gia Kiev, Thế chiến thứ 2 bắt đầu lan rộng đến Liên bang Xô Viết. Quân Đức tấn công dồn dập vào các vị trí biên giới của Liên bang Xô Viết và chiến dịch này mang tên Barbarossa.
Nhưng khi quân Đức tấn công đến những thành phố của Ukraine, đầu tiên là Odessa chúng đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của nhân dân và Hồng quân Xô Viết.
Cuộc chạm mặt với xạ thủ sừng sỏ nhất nước Đức
Tại thành phố Odessa, Lyudmila đã chạm mặt với một trong những xạ thủ sừng sỏ nhất của phía Đức là Thiếu tá Josef Allerberger với cái tên “Thần chết của phát xít". Cả 2 đã đụng độ nhau đến 3 lần thế nhưng bất phân thắng bại.
Vào ngày 29-10-1941, trong lần cuối cùng chạm mặt Josef, Lyudmila đã khiến Josef trúng 1 phát đạn vào vai trái và phải lết về căn cứ trong bộ dạng thất thểu. Tại Odessa, bà đã khiến cho 187 tên Đức gục ngã trong đó có đến 11 xạ thủ bắn tỉa. Josef khi về Đức kể lại với báo chí rằng:
“Cái ngày hôm đấy quả thực là bà ấy đã chiến thắng tôi, ở cự ly 1.000m, tôi không ngờ bà ấy có thể bắn trúng vai tôi như vậy! Quả là đáng khâm phục!”.
Ở Odessa, tên tuổi của Lyudmila đã khiến cho bất kỳ tên lính Đức nào cũng phải run sợ. Hàng ngày, đài phát thanh Moscow liên tục đưa tin về người phụ nữ vĩ đại Lyudmila và những chiến tích của bà. Sau đó 2 tháng, Lyudmila được đưa đến Sevastopol nhằm tiêu diệt những tên tướng và sĩ quan tại đây và bà lại gặp một trong những xạ thủ khác không kém Josef của Đức là Steiner, một trong những học viên tốt nghiệp xuất sắc tại học viện đào tạo xạ thủ bắn tỉa Zossen do Thiếu tá Erwin Konig, người từng được đề cập ở kỳ trước nói đến. (Phần 1: Từ anh chàng săn sói đến anh hùng Xô Viết)
Steiner nổi tiếng với khả năng bắn trúng bất kỳ vật nào dù là di chuyển với tốc độ đến đâu. Trong 1 tháng đấu trí tại đây, cả 2 bất phân thắng bại. Mặc dù Steiner được Josef cung cấp các thông tin về Lyudmila để hạ gục bà nhưng Lyudmila đã vô cùng khéo léo và tỉ mỉ trong mọi hành động của mình. Bà đã từng một lần lừa được Steiner đi vào khu vực có cài sẵn mìn, khiến cho Steiner bị thương nặng ở mắt trái và phải trở về Đức ngay lập tức.
Còn tại Sevastopol, bà đã khiến cho 110 tên Đức phải gục ngã, trong đó có đến 25 xạ thủ bắn tỉa. Bà nổi tiếng đến mức mà cả Liên bang Xô Viết tung hô bà là “Vị cứu tinh của Ukraine” và quân Đồng minh gọi bà là “Thợ săn phát xít”.
Ngày 4-6-1942 khi đang chiến đấu tại mặt trận Sevastopol, Lyudmila bị thương do trúng phải mảnh đạn của pháo Đức. Bà được đưa về Moscow và được bác sĩ Vladimir Filatov, người từng chữa trị cho Vasily Zaytsev, tận tâm điều trị. Sau khi hồi phục, Stalin quyết định không đưa bà ra chiến trường nữa mà ở lại đào tạo các xạ thủ bắn tỉa do lo sợ người Đức sẽ tìm cách hạ thủ bà, nếu như vậy thì niềm tin thắng lợi của Xô Viết sẽ bị suy sụp.
“Người phụ nữ Nga vĩ đại nhất trong số những người phụ nữ”
Lyudmila từng được Tổng thống Hoa Kỳ là Franklin Delano Roosevelt mời và tiếp kiến tại Nhà Trắng. Lyudmila cũng là người Nga đầu tiên được Tổng thống Hoa Kỳ tiếp đãi một cách trọng thể và được xem là biểu tượng của nước Nga Xô Viết hòa bình.
Ngày 21-11-1942, bà được Thủ tướng Churchill của Anh mời đến thăm Coventry. Thời gian về sau, bà được biết đến như Đại sứ hòa bình của Liên bang Xô Viết và được rất nhiều các quốc gia tiếp đón nồng hậu Trong bài phát biểu đón Thiếu tá Lyudmila tại Washington, Tổng thống Roosevelt đã nói về bà như sau:
“Nước Mỹ nồng nhiệt đón thăm người phụ nữ Nga vĩ đại nhất trong số những người phụ nữ. Người đã mang đến kết cục thảm bại cho nước Đức và Hitler độc tài. Lyudmila là biểu tượng của hòa bình đến từ nước Nga Xô Viết. Chúng tôi, những người Mỹ, kính cẩn nghiêng mình trước bà vì những gì bà đã làm cho nhân loại”
Sau khi kết thúc chiến tranh, bà là một nhà sử gia của Hồng quân Liên Xô làm việc tại Kiev. Ngày 10-10-1974, do bệnh nặng bà đã qua đời tại Moscow. Lễ tang của bà cũng là lễ tang có nhiều các nguyên thủ quốc gia nhất đến viếng, đưa tiễn người phụ nữ vĩ đại nhất Thế chiến thứ 2. Năm 1992, bà được tờ Time bình chọn là 1 trong 20 người phụ nữ có ảnh hưởng nhất thế kỷ XX.
Xem thêm:
Phần 1: Từ anh chàng săn sói đến anh hùng Xô Viết