Pantsir-S1 lần đầu tiên “lộ” thông số chiến đấu

Tại MAKS-2013, Cục Thiết kế công cụ Tula lần đầu tiên hé lộ cơ cấu điều khiển của tổ hợp pháo-tên lửa phòng không tầm ngắn Pantsir-S1.

Theo lời tổng công trình sư Yuri Nikitin, cơ cấu phối hợp của Pantsir cho phép 6 xe phóng có thể phối hợp tác chiến trong khi hành tiến với hiệu quả tác xạ cao.

“Chúng tôi từng gặp khó khăn, trên nền tảng xe cơ động rất khó có thể vừa đi vừa bắn trúng mục tiêu bay của đối phương”, ông Y. Nikitin cho biết. Để khắc phục điểm yếu này, Pantsir-S1 đã được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực đăc biệt cho phép điều khiển chính xác đạn tên lửa phòng không phóng lên trong điều kiện hành tiến. Ngoài ra, kênh liên kết giữa các xe phóng sẽ giúp mở rộng phạm vi bảo vệ hiệu năng tiêu diệt mục tiêu.

Tổ hợp pháo-tên lửa Pantsir-S1.

“Các xe phóng không chỉ nhận thông tin chỉ thị mục tiêu từ hệ thống radar tự thân, mà còn thông tin từ các xe phóng khác giúp giảm thời gian phản ứng. Theo nguyên lý này, khi phát hiện mục tiêu, một xe phóng sẽ chiếu radar chỉ thị, còn các xe khác thì không để tránh khả năng bị can nhiễu hoặc trùng lặp mục tiêu”, Tổng công trình sư của Cục Thiết kế công cụ Tula cho biết.

Ở chế độ chiến đấu phối hợp, các xe phóng có thể hỗ trợ nhau ở khoảng cách 10km. Kênh thông tin truyền dẫn giữa các xe phóng Pantsir-S1 có thể là kết nối không dây hoặc cáp quang hữu tuyến. Tổ hợp Pantsir-S1 (tên NATO là SA-22 Greyhound) được đưa vào trang bị cho quân đội Nga từ tháng 3-2010. Tổ hợp này được thiết kế để hỗ trợ, bảo vệ các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa như S-300, S-400 hoặc tạo ô phòng tầm ngắn không hành tiến cho cho các đơn vị tăng-thiết giáp cơ động.

Tổ hợp Pantsir-S1 được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu trên không hoặc trên mặt đất và trong khi di chuyển có khả năng bám sát tới 20 mục tiêu và thực hiện phóng cùng lúc hai tên lửa vào mục tiêu. Theo đánh giá của các chuyên gia, trên thế giới không có loại tổ hợp vũ khí nào có chức năng tương đương.

Hệ thống điều khiển hỏa lực của tổ hợp tên lửa Pantsir-S1 gồm radar phát hiện và bám mục tiêu, hệ thống quan sát quang-ảnh nhiệt (sử dụng khi bị đối kháng điện tử mạnh). Chúng cung cấp tham số bắn cho 2 pháo phòng không 2A38M 30 mm và 12 đạn tên lửa phòng không 57E6-E. Ở tầm xa, Pantsis sử dụng tên lửa để tiêu diệt mục tiêu với tầm bắn lên tới 20km, tầm cao 16km, còn đối với các mục tiêu bay thấp tiếp cận mục tiêu, nó sẽ “làm mồi” cho phóng phòng không bắn nhanh.

Ngoài được biên chế trong không quân Nga, Pantsir-S1 hiện có mặt trong biên chế nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện, một số quốc gia Đông Nam Á cũng đang quan tâm tới dòng vũ khí phòng không tầm thấp này.

Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: [email protected]. Trân trọng!

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại