Những siêu đại bác khủng khiếp nhất trong lịch sử chiến tranh

Phi Yến |

Ngay từ khi ra đời và cho đến tận ngày nay, pháo binh vẫn giữ vững được vai trò hỏa lực chủ yếu của lục quân nhiều quốc gia trên thế giới.

1. Khẩu pháo có trọng lượng lớn nhất

Đại pháo Schwerer Gustav

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, phát xít Đức đã chế tạo khẩu đại pháo Schwerer Gustav (tiếng Anh Heavy Gustaf hoặc Great Gustaf) nặng tới 1.350 tấn, đây là khẩu pháo lớn nhất thế giới được ghi chép lại.

Đại pháo Schwerer Gustav được thiết kế năm 1934, chính thức đi vào phục vụ năm 1941 và sản xuất với số lượng chỉ 2 khẩu. Đến năm 1954, người ta đã phát hiện nhiều mảnh vỡ của khẩu đại pháo này tại khu vực gần Frankfurt, Cộng hòa Liên bang Đức.

Đạn pháo Schwerer Gustav bên cạnh một chiếc xe tăng T-34-85

Khẩu pháo nặng nhất thế giới này có đường kính nòng 800 mm; dài 47,3 m; rộng 7,1 m; cao 11,6 m; nòng dài 32,6 m L/40,6. Đạn pháo có trọng lượng 4,8 tấn, tầm bắn xa nhất đạt 55 km. Ngoài ra đại pháo Schwerer Gustav còn có thể bắn viên đạn nặng tới 7 tấn đi xa 35 km. Khẩu pháo khổng lồ này cần tới 1.500 người tham gia công tác đảm bảo và thao tác.

Ngoài ra, năm 1942 nước Đức còn chế tạo một khẩu pháo đường sắt khác nặng tới 1.329 tấn, là một trong những khẩu pháo nặng nhất thế giới.

2. Khẩu pháo có nòng dài nhất

Đại pháo Paris Gun

Pháo có nòng dài nhất thế giới là Đại pháo Paris cũng do Đức quốc xã chế tạo với chiều dài nòng lên đến 39,3 m, loại pháo này được thiết kế chuyên để tấn công Paris nên mới được đặt tên là Paris Gun. Pháo Paris Gun được Hải quân Đức và công ty Friedrich Krupp A.G liên kết chế tạo vào năm 1916 trên cơ sở tư tưởng thiết kế của Ludendorff.

Đạn của đại pháo Paris Gun

Đại pháo Paris sử dụng loại đạn đặc biệt cỡ nòng 211 mm (về sau Paris Gun được sửa đổi để bắn đạn 238 mm), mỗi quả đạn nặng 120 kg, tiêu tốn hết 200 kg thuốc súng cho mỗi phát bắn, do đó khi sử dụng đòi hỏi phải tính toán hết sức chính xác.

Năm 1917 sau khi ra đời, Đại pháo Paris được bí mật vận chuyển đến khu rừng gần Lyon nhằm chuẩn bị cho trận địa pháo đặc biệt. Tháng 3/1918, Paris Gun chính thức được đưa vào sử dụng. Sáng ngày 23/3/1918, quả đạn đầu tiên của khẩu pháo này được bắn đi, sau hành trình bay 113 km, nó đã rơi trúng thủ đô Paris.

Uy lực siêu pháo hạt nhân M65 của Mỹ Uy lực siêu pháo hạt nhân M65 của Mỹ

Lựu pháo bắn đạn hạt nhân M65 xuất hiện và biến mất trong khoảng thời gian cực ngắn chỉ có 10 năm, để lại nhiều điều bí ẩn cần được giải đáp.

3. Pháo hạm có cỡ nòng lớn nhất

Pháo hạm cỡ nòng 460 mm trên thiết giáp hạm Musashi

Pháo hạm có cỡ nòng lớn nhất thế giới là 457,2 mm, lắp đặt trên thiết giáp hạm Musashi thuộc lớp Yamato có lượng giãn nước 70.000 tấn của Hải quân Đế quốc Nhật Bản.

Theo Hiệp ước hạn chế trang bị hải quân London thì lượng giãn nước tiêu chuẩn của chiến hạm chủ lực không được vượt quá 35.000 tấn, pháo hạm không quá 406 mm, có thể thấy cả 2 tiêu chuẩn trên của chiến hạm Musashi đều vượt quá quy định.

Ngày 24/10/1944, thiết giáp hạm Musashi đã bị 6 lượt tấn công của gần 200 máy bay chiến đấu thuộc Hải quân Mỹ đánh chìm bằng 20 ngư lôi Mk 13 và 17 quả bom, trong trận đánh này pháo hạm đã không thể phát huy tác dụng.

4. Pháo phản lực phóng loạt đầu tiên

Pháo phản lực BM-13 Katyusha

Pháo phản lực phóng loạt đầu tiên trên thế giới là BM-13, thường gọi là Katyusha của Liên Xô. Hệ thống pháo phản lực này được lắp đặt thiết bị định hướng quỹ đạo, mỗi loạt có thể bắn 16 quả đạn rocket 132 mm đi xa 8,5 km. Đạn rocket M-13 kiểu cánh đuôi có tốc độ ban đầu đạt 70 m/s, tốc độ tối đa 355 m/s, thời gian tái nạp đạn mất 5 - 10 phút. Do pháo phản lực khi bắn tạo quầng lửa khá rộng, dễ bị lộ trận địa nên nhà thiết kế đã lắp đặt pháo Katyusha lên xe ô tô tải có tính cơ động cao, khiến nó có thể đánh nhanh rút nhanh.

Ngày 30/6/1941, Nhà máy Quốc tế cộng sản thuộc bang Voronezh được giao nhiệm vụ sản xuất lô hàng pháo phản lực BM-13 đầu tiên. Để giữ bí mật, trên thân xe chở pháo được viết một chữ “K”, đó là chữ cái Nga đầu tiên trong tên của nhà máy này.

“Dàn đồng ca đỏ” BM-13 lên tiếng

Ngày 14/7/1941, quân đội Liên Xô lần đầu tiên sử dụng pháo phản lực Katyusha tại khu vực Orsha, giáng cho quân Đức một đòn trí mạng. Do pháo phản lực có hỏa lực mạnh mẽ với khả năng bắn nhiều quả đạn trong một thời gian ngắn và có hình dạng đặc biệt khiến nó trở nên nổi tiếng trong trận chiến này.

Khi đó binh lính Đức không biết loại pháo lạ này có tên gọi là gì, lại nhìn thấy chữ “K” trên thân xe tải nên đã liên tưởng tới cái tên Katyusha của cô gái Nga trong một ca khúc rất quen thuộc. Từ đó pháo phản lực phóng loạt BM-13 được gọi khắp Liên Xô và thế giới bằng tên gọi Katyusha.

Uy lực thách thức thời gian của huyền thoại pháo phản lực Grad Uy lực thách thức thời gian của huyền thoại pháo phản lực Grad

(Soha.vn) - Mặc dù được thiết kế từ thời chiến tranh Lạnh nhưng cho đến ngày hôm nay, pháo phản lực BM-21 Grad vẫn được đánh giá là một hệ thống vũ khí cực kỳ hiệu quả.

5. Pháo cao xạ có cỡ nòng lớn nhất

Pháo cao xạ KS-30 của Liên Xô

Pháo cao xạ KS-30 đời 1955 của Liên Xô là loại pháo phòng không có cỡ nòng lớn nhất thế giới, lên tới 130 mm. Khẩu pháo này có nòng dài 8,4 m; trọng lượng chiến đấu 250 tấn; tầm bắn hiệu quả 13,72 km (một số tài liệu cho rằng con số thực đạt tới 15 km), mỗi phút chỉ có thể bắn tối đa 10 - 20 phát đạn.

6. Pháo cối lớn nhất thế giới

Pháo cối Mallet

Pháo cối Mallet do Nhà máy công binh Woolwich của anh chế tạo năm 1951 và Little David của Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ hai được ghi nhận là 2 loại pháo cối lớn nhất thế giới.

Pháo cối Little David

Hai loại pháo cối trên có cỡ nòng 920 mm, nhưng đều chưa từng được triển khai sử dụng trong thực chiến.

Xem thêm video: Sức mạnh của "Hoàng đế pháo binh Đức" PzH 2000

Sức mạnh của "Hoàng đế pháo binh Đức" Panzerhaubitze 2000 (PzH 2000)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại