Những máy bay tham gia bảo vệ miền Bắc năm 1979

Hải Dương |

Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979, ngoài lực lượng tại chỗ, Không quân Việt Nam còn được tăng cường các máy bay hệ 2 từ trong Nam chuyển ra.

LTS: Trong những ngày tháng bi thương mà hào hùng năm 1979, bên cạnh các lực lượng bộ binh thì Không quân Nhân dân Việt Nam, dù thầm lặng, nhưng đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.

Để giúp độc giả có thêm góc nhìn về một giai đoạn lịch sử không thể nào quên của dân tộc, xin trân trọng giới thiệu loạt bài: Không quân Việt Nam bảo vệ miền Bắc năm 1979.

1. Lực lượng tại chỗ

Khi chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 nổ ra, lực lượng tại chỗ của Không quân Việt Nam là Sư đoàn 371. Loại máy bay chiến đấu mạnh nhất của Sư đoàn 371 lúc đó là những chiếc tiêm kích đánh chặn MiG-21MF (còn được gọi là MiG-21 F-96) cùng một số MiG-21PF/ PFM thế hệ trước.

Đến cuối năm 1979, Việt Nam bắt đầu được Liên Xô viện trợ biến thể MiG-21 BisMiG-21 Bis SAU hiện đại hơn. Những máy bay này sau đó đều được điều về Sư đoàn 371 để tham gia bảo vệ bầu trời miền Bắc.

Ngoài MiG-21, Không quân Việt Nam khi đó còn triển khai cả loại tiêm kích đánh chặn cận âm MiG-17 thuộc Trung đoàn 923 cho nhiệm vụ tiến công đường không và yểm trợ hỏa lực.

So với MiG-21 thì rõ ràng MiG-17 yếu thế hơn hẳn như không có radar, không có tên lửa, tốc độ cận âm, nhưng MiG-17 được đánh giá vẫn có thể phát huy tác dụng nếu phải đối đầu với lực lượng đối phương, vốn chưa được hiện đại hóa vào thời điểm đó.

Ngoài MiG-21, Không quân Việt Nam khi đó còn triển khai cả loại tiêm kích đánh chặn cận âm MiG-17 thuộc Trung đoàn 923 cho nhiệm vụ tiến công đường không và yểm trợ hỏa lực.

So với MiG-21 thì rõ ràng MiG-17 yếu thế hơn hẳn như không có radar, không có tên lửa, tốc độ cận âm, nhưng MiG-17 được đánh giá vẫn có thể phát huy tác dụng nếu phải đối đầu với lực lượng đối phương, vốn chưa được hiện đại hóa vào thời điểm đó.

MiG-17 trang bị một động cơ turbine phản lực Klimov VK-1F cho tốc độ tối đa 1.145 km/h, tầm bay 2.060 km, trần bay 16.600 m. Vũ khí gồm 1 pháo N-37 37 mm (40 viên đạn) và 2 pháo NR-23 23 mm (160 viên đạn).

Trực thăng vận tải Mil Mi-6 của Trung đoàn Không quân 916 đảm trách chính nhiệm vụ chở quân, vận chuyển vũ khí, khí tài, đạn dược, trang thiết bị quân sự cho chiến trường.

Với kích thước khổng lồ: dài 33,18 m; đường kính rotor 35 m; cao 9,86 m; tải trọng 12.000 kg; Mi-6 thường được dùng để vận chuyển những hàng hóa cỡ lớn ở trong khoang hoặc bằng hình thức cẩu dưới bụng.

Với kích thước khổng lồ: dài 33,18 m; đường kính rotor 35 m; cao 9,86 m; tải trọng tối đa 12.000 kg. Ngoài hình thức vận chuyển những hàng hóa cỡ lớn bằng khoang chuyên dụng, Mi-6 còn có thể dễ dàng cẩu các loại xe, pháo, máy bay tiêm kích ở dưới bụng.

Trong thời gian này, Trung đoàn không quân 916 và 918 cũng đã bắt đầu được trang bị trực thăng đa dụng Mi-8T. Trực thăng Mi-8T có 2 động cơ TV2-117 công suất 1.500 mã lực, cho tốc độ tối đa 250 km/h, tầm bay 450 km, mang được 3 tấn hàng hóa, 4 bình rocket UB-16-57-KV và súng máy PKT.

Trực thăng Mi-8T được triển khai cho nhiệm vụ chở quân, vận tải hàng hóa quân sự và cả yểm trợ hỏa lực cho bộ binh. Cũng trong đợt này, Không quân Việt Nam còn nhận được cả phiên bản trực thăng chỉ huy Mi-8KP.

2. Lực lượng tăng cường từ trong Nam chuyển ra

Northrop F-5 là loại máy bay tiêm kích hạng nhẹ được Mỹ phát triển từ cuối những năm 1950 để xuất khẩu hoặc viện trợ cho các nước đồng minh. Không lực Việt Nam Cộng Hòa có trong biên chế 3 biến thể của F-5 là F-5A, F-5E và phiên bản trinh sát RF-5.

F-5 được trang bị 2 pháo 20 mm Pontiac M39A2 ở mũi với 280 viên đạn/khẩu, có thể mang theo 3,2 tấn vũ khí trên các điểm treo ở cánh và thân gồm tên lửa không đối không, không đối đất, bom và các loại rocket không điều khiển.

Trong chiến tranh biên giới Tây Nam, Không quân Nhân dân Việt Nam thường dùng F-5 với vai trò cường kích tấn công mặt đất thay vì tiêm kích phòng không. Đầu năm 1979, một số máy bay F-5 đã được điều chuyển ra phía Bắc để tăng cường phòng thủ.

Cessna A-37 Dragonfly là loại cường kích tấn công mặt đất hạng nhẹ cũng được Mỹ sản xuất với mục đích chính là để xuất khẩu cho các quốc gia đồng minh tương tự như F-5.

A-37 được vũ trang với 1 súng máy 6 nòng Gatling cỡ 7,62 mm ở mũi và 8 giá treo trên cánh, thân mang được 1,2 tấn vũ khí gồm rocket, bom và tên lửa không đối không AIM-9.

Chiến công đầu tiên của A-37 trong tay Quân đội Việt Nam là vụ tập kích sân bay Tân sơn Nhất ngày 28/4/1975. Trong chiến tranh biên giới Tây Nam, A-37 đã sát cánh cùng F-5 gây kinh hoàng cho quân Khmer Đỏ. Đầu năm 1979, 1 phi đội A-37 đã được tăng cường ra phía Bắc cùng với F-5.

Máy bay trinh sát U-17 do hãng Cessna phát triển từ những năm 1960 dựa trên biến thể dân sự Cessna-185E. U-17 có tốc độ tối đa 287 km/h, tầm bay 1.300 km. Trên cánh máy bay lắp các ống phóng rocket khói dùng để chỉ điểm mục tiêu.

Những chiếc U-17 chiến lợi phẩm vẫn được Không quân Việt Nam dùng để trinh sát chiến trường đúng như vai trò ban đầu. Khi phát hiện địch sẽ phóng rocket khói đánh dấu cho F-5, A-37 oanh tạc. Có 3 chiếc U-17 đã được điều động ra miền Bắc đầu năm 1979 cùng các phi đội F-5 và A-37.

Bell UH-1 Iroquois là loại trực thăng đa dụng được phát triển cho vai trò vận tải, chở quân, trinh sát và hỗ trợ hỏa lực. Sau 1975, ta thu được 50 chiếc UH-1 còn nguyên vẹn, các cán bộ kỹ thuật đã nhanh chóng phục hồi hoạt động để phục vụ bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới.

UH-1 đã sát cánh cùng trực thăng Mi-8 và Mi-24 do Liên Xô sản xuất, đảm nhiệm đắc lực vai trò chuyển quân và hỗ trợ hỏa lực cho bộ binh. Một phi đội trực thăng UH-1 của Sư đoàn không quân 372 đã được điều động tăng cường ra miền Bắc khi chiến sự nổ ra.

Lockheed C-130 Hercules là loại máy bay vận tải hạng trung 4 động cơ cánh quạt có sức tải tối đa 20 tấn hàng hóa, đảm nhiệm vai trò chở quân, chở hàng và cả ném bom khi cần thiết.

Không lực Việt Nam Cộng Hòa nhận được từ Mỹ vài chục chiếc C-130, nhưng sau giải phóng ta chỉ thu giữ được tất cả 7 chiếc. C-130 đã được Quân đội Nhân dânViệt Nam dùng để vận chuyển các sư đoàn chủ lực từ trong Nam ra ngoài Bắc.

Fairchild C-119 Flying Boxcar là loại máy bay vận tải thực hiện chuyến bay đầu tiên ngày 17/11/1947. C-119 trang bị 2 động cơ cánh quạt cho tốc độ tối đa 450 km/h, tầm bay trên 3.600 km, tải trọng 4,5 tấn (hoặc chở 62 lính).

C-119 cùng C-130 là 2 loại máy bay vận tải được sử dụng nhiều nhất cho nhiệm vụ chuyển các sư đoàn chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam ra chiến trường phía Bắc.

Douglas C-47 Skytrain là loại máy bay vận tải được thiết kế dựa trên chiếc DC-3 cho nhiệm vụ vận chuyển quân dù, chở hàng, tải thương. C-47 có tốc độ tối đa 360 km/h, tầm bay 2.500 km, trần bay 8.000 m, tải trọng tối đa 2,7 tấn hoặc 28 lính.

Các máy bay C-47 thu được từ Không lực Việt Nam Cộng Hòa cũng tham gia vận chuyển các sư đoàn chủ lực ra Bắc cùng với C-130 và C-119 vào thời điểm đầu năm 1979.

 

Boeing CH-47 Chinook là loại trực thăng vận tải hạng nặng có kết cấu rotor độc đáo, được phát triển cho nhiệm vụ vận tải, chở quân, cẩu hàng hóa, vũ khí. CH-47 có tải trọng tối đa 12,7 tấn hoặc chở được 33 - 55 lính.

Sau 1975, ta chỉ thu được 5 chiếc CH-47. Những chiếc CH-47 này mặc dù không trực tiếp chở bộ đội ra Bắc nhưng đã làm nhiệm vụ tập kết quân tại các chiến trường về sân bay Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Đà Nẵng để C-130, C-119 và C-47 chuyển ra.

Bài viết có tham khảo tư liệu trong sách: Lịch sử Không quân Nhân dân Việt Nam (1977 - 1999).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại