Những lựa chọn vũ khí khôn ngoan của Việt Nam

Xác định nhu cầu chiến lược cho sự phát triển quân đội thời gian gần đây là minh chứng cho kế hoạch phát triển quốc phòng bền vững của nước ta.

Ưu tiên “bộ binh đặc biệt”

Yếu tố con người luôn được xem là quan trọng, nhất là trong quân đội ta. Chính vì thế mà hàng loạt gói nâng cấp thời gian gần đây luôn ưu tiên cho lực lượng này, mà điển hình là các gói nâng cấp súng ống cho các đơn vị đặc biệt.

Đặc công Việt Nam tập luyện sử dụng súng tiểu liên Micro UZI do Israel sản xuất

Minh chứng rõ ràng nhất là sự xuất hiện của súng trường tấn công Tavor TAR-21, súng tiểu liên Micro UZI,… do Israel sản xuất. Tuy trang bị này gây bất ngờ với nhiều người nhưng lại hoàn toàn phù hợp với tiêu chí hiện đại hóa và nâng cao sức mạnh tác chiến cho quân đội.

Đặc công Việt Nam diễn tập bắn mục tiêu chính xác với súng Micro UZI gắn thiết bị hiệu chỉnh đường ngắm MARS

Mặc dù suy cho cùng gói nâng cấp đa phần thiên về số lượng, khiến giá cả gói hàng có thể đạt tới một giá trị rất lớn. Tuy nhiên, sức mạnh bộ binh của ta đã được chứng minh qua rất nhiều cuộc chiến nên việc trang bị vũ khí hiện đại cho các đơn vị đặc biệt là nhu cầu cần thiết.

Súng trung liên IMI Negev, có tốc độ bắn từ 850-1.150 phát/phút

Nâng cấp tăng – thiết giáp

Ngoài ngân sách quốc phòng còn hạn chế, việc đầu tư mua sắm một số lượng lớn xe tăng chiến đấu chủ lực mới chỉ để nằm trong kho là một sự đầu tư lãng phí và thiếu hợp lý.

Thiết giáp BTR-152 cải tiến

Nếu mua thêm xe tăng mới sẽ kéo theo phải mua sắm thêm các trang thiết bị hậu cần, bảo trì sữa chữa, kho bãi mới. Trong khi đó, đường lối quốc phòng của Việt Nam lấy phòng ngự, du kích làm đầu nên việc “thay máu” lực lượng tăng thiết giáp chưa phải là vấn đề quá cấp bách.

Việt Nam có thể tự lên đời tăng - thiết giáp

Ngay cả những nước có khả năng phát triển về lực lượng tăng thiết giáp thời gian gần đây cũng đã có sự chững lại. Vì vậy, Việt Nam buộc phải mua trang bị bọc thép mới hoặc nâng cấp xe tăng hiện có. Sau khi tính toán tất cả các phương án, ta đã lựa chọn gói nâng cấp của Israel – Slovenia, mang lại hiệu quả cao hơn.

Model nâng cấp xe tăng T-55 của Slovenia

Hợp tác đóng tàu chiến hiện đại

Trong lễ khởi đóng cặp tàu hộ tống Gepard 3.9 tiếp theo vào hôm 24/9 vừa qua, Phó Giám đốc Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk Sergei Rudenko chỉ ra rằng, Việt Nam là một đối tác đầy hứa hẹn: "Cơ sở hạ tầng ở Việt Nam cho phép họ (Việt Nam) có thể đóng ít nhất là vài cặp tàu khác (ngoài cặp Gepard chống ngầm vừa khởi đóng). Tất cả cơ sở đều đã được họ chuẩn bị sẵn", ông Rudenko nói.

Khả năng tự đóng tàu chiến hiện đại đang là niềm tự hào của Việt Nam

Quả thật, so với cặp tàu Gepard 3.9 đầu tiên, hai chiến hạm Gepard 3.9 đóng mới sẽ được lắp đặt sonar phát hiện tàu ngầm cùng hệ thống các ống phóng ngư lôi tiên tiến, hệ thống pháo hạm hiện đại, tên lửa phòng không, các thiết bị điện tử hiện đại khác,…

Thế hệ tàu chiến tự đóng trong tương lai của ta đang đầy hứa hẹn

Thêm vào đó kíp thủy thủ chuẩn vào khoảng hơn 100 người. Tuy nhiên, ở 2 tàu Gepard 3.9 mới, kíp thủy thủ vận hành đã giảm xuống gọn nhẹ hơn nhiều, chỉ 84 người. Điều này cho thấy trong tương lai Việt Nam hoàn toàn có thể làm chủ công nghệ hiện đại này và đây cũng là minh chứng cho sự quan tâm của Việt Nam đối với các khí tài trên biển.

Tập trung vào không quân

Không quân ngày nay là con át chủ bài chiến lược đối với rất nhiều nước trên thế giới. Và hiệu quả mà nó mang lại đã được chứng minh qua rất nhiều cuộc chiến, mặt khác lực lượng này còn tránh gây tổn thất nhiều về con người, điều rất được quan tâm trong chiến tranh.

Không quân - con bài chiến lược trong chiến tranh hiện đại

Hãng thông tấn Interfax dẫn nguồn tin quân sự - ngoại giao Nga cho biết, Việt Nam đã ký hợp đồng mua thêm 12 tiêm kích đa năng Su-30MK2 từ Nga. Trước đó, Việt Nam đã ký kết 3 hợp đồng mua sắm máy bay tiêm kích Su-30MK2. Không ít người tỏ ra thắc mắc vì sao trong nhiều loại vũ khí nước ta lại tập trung chú trọng nâng cấp không quân? Trong khi đó, với đường bờ biển dài, hải quân mới thật sự quan trọng.

Su-30MK2V "Thần hộ vệ" của Không quân Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu để ý kỹ qua kinh nghiệm các cuộc chiến trước, không quân thật sự là con át chủ bài của ta với thành tích bắn rơi pháo đài bay B-52. Mặt khác, nếu đầu tư hải quân sẽ phải tốn một số tiền tương đối lớn cho cả những loại vũ khí phụ trợ như: tàu hộ tống, tàu khu trục,… Do đó, bước đi này mang một tầm cao chiến lược trong việc nâng cao năng lực quốc phòng của nước ta.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại