Không quân vận tải Nga đã có nhiều đóng góp quan trọng cho việc đảm bảo khả năng quốc phòng của đất nước, không những thế còn lập nhiều kỷ lục thế giới về sức tải (nâng tải), cự ly bay và tốc độ bay.
Nhân dịp này xin điểm lại một số lỷ lục mà Không quân vận tải quân sự Nga (Liên Xô) và cả Không quân vận tải Mỹ đã đạt được trong thời gian qua.
1. Cuộc chạy đua tải trọng
Không quân vận tải quân sự hai nước đã có cuộc chạy đua về tải trọng từ rất lâu. Trước hết đó là cuộc chạy đua của các máy bay vận tải khổng lồ về sức tải và dung tích (kích thước) khoang hàng.
Bắt đầu từ năm 1963, kỷ lục về tải trọng thuộc về Lockheed C-141 Starlifter của Mỹ với sức chở 29 tấn. Nhưng đến năm 1969, An-22 “ Antei” của Liên Xô đã vượt lên trước.
An-22 không chỉ vượt Lockheed C-141 Starlifter về khối lượng hàng - 60 tấn, mà còn cả dung tích khoang chứa hàng. Đây là loại máy bay vận tải quân sự thân rộng đầu tiên trên thế giới.
Liên Xô vượt Mỹ theo tiêu chí này đến năm 1971, cho đến khi chiếc máy bay vận tải siêu nặng С-5А Galaxy của Hãng Lockheed (Mỹ) xuất hiện. Máy bay С-5А Galaxy lập kỷ lục mới về tải trọng - lên tới 93 tấn.
Khoang chở hàng của С-5А Galaxy có thể chứa được 6 máy bay UH-64A “ Apache” + 01 xe tăng M1 + 02 máy bay lên thẳng UH-1 hoặc 05 xe vận tải bọc thép M113 + 16 xe ô tô “ Jeep”.
Nếu chở lính đổ bộ, С-5А Galaxy có thể mang trong khoang kín 270 lính nhảy dù với đầy đủ vũ khí trang bị.
Máy bay С-5А Galaxy (hiện vẫn đang có trang trang bị của Không quân vận tải quân sự Mỹ) giữ kỷ lục này suốt 11 năm.
Nhưng đến năm 1982, Phòng thiết kế Antonov cho cất cánh An-124 “Ruslan”. Cho đến tận hôm nay, nó vẫn là loại máy bay giữ kỷ lục trong số các máy bay vận tải quân sự trên thế giới.
Thực ra còn có An-225 “Mechta” (Giấc mơ) với sức chở không tưởng - 250 tấn. Tuy nhiên, An-225 chỉ có duy nhất một chiếc vì vậy không thể có quyền tham gia vào danh sách kỷ lục. Hơn nữa, cũng còn có thể coi An-225 là máy bay bảo tàng vì đã lâu không cất cánh.
Lockheed C-141 (nguồn: Không quân Mỹ )
2. Mưa kỷ lục
Lần đầu tiên An-124 được giới thiệu với các chuyên gia hàng không và công chúng là vào tháng 5/1985 tại Triển lãm hàng không - vũ trụ Le-Bourget tại Pháp. Các nhà báo Phương Tây ngay lập tức đã phong cho nó danh hiệu “ Điều thần kỳ Nga”.
Tuy nhiên, các đại diện của “ Lockheed” do vừa muốn quảng bá máy bay của mình, vừa muốn “dìm hàng” An-124 cho nên tung tin là những tính năng của các dự án quảng cáo chắc gì đã đúng sự thật. Bởi vì chưa ai nhìn thấy “Ruslan” trên thực tế.
Để bác bỏ những “ luận điệu tuyên truyền thù địch ” dìm hàng trên, ngay trong tháng 7 năm đó, An-124 đã liên tiếp lập kỷ lục. Chỉ trong vòng 2 tuần, “ Ruslan” đã lập tới 21 kỷ lục. Kỷ lục ấn tượng nhất - mang 171,219 tấn hàng lên độ cao 10.750 m.
Để so sánh với máy bay vận tải được coi là tốt nhất thế giới lúc đó là С-5А Galaxy mang được 111,461 tấn hàng lên độ cao 2.000 m. Đến đây thì các cuộc tranh luận ai khỏe hơn ai kết thúc.
Đến năm 1987, An-124 phá kỷ lục thế giới về cự ly bay thẳng lâu nay vẫn thuộc về máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ - 18.245,5 km.
Chiếc An-124 bay dọc theo biên giới Liên Xô, vượt cự ly 20.151 km. Lưu ý thêm, trong lượng cất cánh của chuyến bay này cũng đạt kỷ lục là 455 tấn.
Sau khi các máy bay vận tải trên được đưa vào trang bị cho các đơn vị Không quân vận tải, các tổ lái tại các đơn vị này lại liên tiếp lập kỷ lục.
Ngày 01/12/1990 tổ lái An-124 thuộc Trung đoàn không quân vận tải quân sự số 235 bắt đầu chuyến bay vòng quanh thế giới với 72 giờ 16 phút bay.
Chiếc An-124 này đã vượt quảng đường 50.005 km theo thuyến Melbourne ( Úc) - Nam Cực - Bắc Cực - Úc, có hạ cánh xuống các sân bay Rio de Janeiro( Brazil), Casablanka (Ma rốc), Vozdvizenka (Liên Xô).
Trong chuyến bay này, An-124 đã lập 7 kỷ lục thế giới về tốc độ bay.
3. Chia tay “ Antonov” (vì sự kiện Ukraine)
Chiếc “ Ruslan”, đương nhiên là một máy bay vận tải tuyệt vời. Tuy nó cũng có vài nhược điểm. Ví dụ, sau một số cuộc tập trận chung với Bộ đội đổ bộ đường không Nga, Bộ Tư lệnh lực lượng này đã quyết định không dùng An-124 để đổ bộ lính nhảy dù.
Vấn đề là ở chỗ những đặc tính kết cấu khí động học của “ Ruslan” gây rất nhiều khó khăn, thậm chí nguy hiểm cho lính đổ bộ đường không khi nhảy dù.
Điều này cũng không có gì khó hiểu vì “ Ruslan”được thiết kế trước hết là để vận chuyển các tên lửa chiến lược và tên lửa vũ trụ cũng như các bộ phận của bệ phóng các tên lửa này đến địa điểm phóng.
Cũng đã có ý tưởng (nhưng không thực hiện được) là dùng An-124 làm bệ phóng từ trên không các tên lửa chiến lược.
Vấn đề sử dụng “Ruslan” của Không quân Nga trở nên rất phức tạp sau các sự kiện mới xảy ra ở Ukraine. Tuy nhiên, các vấn đề trên có thể được giải quyết, bởi vì Không quân vận tải quân sự Nga chỉ có 15 chiếc An-124.
Đối với vấn đề sửa chữa, bảo dưỡng “Ruslan” thì nhà máy hàng không Ulianovsk hoàn toàn có khả năng đảm nhiệm.
Loại máy bay chủ yếu của Không quân vận tải quân sự Nga là IL-76. Hiện có 140 chiếc IL-76 đang có trong trang bị. Còn 100 chiếc đang được niêm cất bảo quản. Không quân Nga cũng đang đặt hàng 40 chiếc và chúng sẽ được đưa vào trang bị trong tương lai gần.
4. Máy bay chủ yếu của Không quân vận tải Nga
Máy bay IL-76 là loại máy bay đã “đứng tuổi”. Chuyến bay đầu tiên của IL-76 được thực hiện năm 1971 và chúng được đưa vào biên chế 3 năm sau đó.
Tuy vậy, đây vẫn là loại máy bay rất hiện đại, bởi vì chúng thường xuyện được hiện đại hóa và do vậy mà tải trọng đã tăng từ 30 lên 60 tấn.
Các trang thiết bị điện tử trên máy bay cũng thường xuyên được nâng cấp. Động cơ máy bay mạnh hơn, tiết kiệm hơn và “thân thiện” với môi trường hơn (tính từ góc độ chất thải ra môi trường và tiếng ồn).
Loại máy bay vận tải hiện đại này được trang bị các phương tiện tác chiến điện tử mạnh không kém các máy bay tiêm kích. Nó có thể “tự vệ” bằng 2 khẩu pháo trên máy bay và có 4 móc treo để treo bom hay tên lửa, hoặc để mang thùng dầu phụ.
Trong thời gian chiến tranh Afganistan, IL-76 đã chứng minh được mình là loại máy bay vận tải hiệu quả nhất, có thể hoạt động trong khu vực phòng không của đối phương.
Tổng cộng IL-76 đã vận chuyển tới 90 % sinh lực và phương tiện kỹ thuật phục vụ cho cuộc chiến tranh này. Đã có 2 chiếc IL-76 bị bắn hạ tại Afganistan.
Một ưu điểm nữa của IL-76 là thời gian khai thác của máy bay này rất cao và các tính năng thực tế còn tốt hơn nhiều so với những tính năng lý thuyết được ghi trong các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật và khai thác - sử dụng.
Vào tháng 7/1975, trên chiếc máy bay IL-76 sản xuất hàng loạt đầu tiên do tổ lái của Anh hùng Liên Xô IA.I.Bernhikov điều khiển đã chở 70.121 kg (tài liệu hướng dẫn sử dụng IL-76 năm 1975 quy định là không được chở quá 40 tấn hàng) và đạt độ cao 11.875 m.
Cùng ngày hôm đó, tổ lái của A.M. Chiuriumin trong một chuyến bay theo tuyến khép kín đã lập một kỷ lục thế giới về tốc độ bay trung bình (857,657 km/h với 70 tấn hàng ở cự ly 1.000 km; với 70 tấn hàng ở cự ly 2.000 km đạt tốc độ trung bình kỷ lục 856,697 km/h ).
Mấy ngày sau, tổ lái cũng của A.M. Chiuriumin trong một chuyến bay cự ly 5.000 km với 40 tấn hàng đã đạt tốc độ trung bình 815,968 km/h. Trong những ngày sau đó, tổng cộng Il-76 đã lập 25 kỷ lục thế giới.
Đối với biến thể mới nhất của IL-76 là IL-76MD-90A, thì có thể nói đây là một loại máy bay hoàn toàn mới. Nguyên mẫu của IL-76MD-90A cất cánh lần đầu tiên năm 2012, máy bay sản xuất hàng loạt đầu tiên được xuất xưởng năm 2014.
Il-76 (nguồn: Aleksandr Babenko/ТАSS)
Tổng cộng đã có hơn 1.000 IL-76 được xuất xưởng. Một phần trong số đó được bán cho các nước khác, một phần được chuyển giao cho các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, một phần đã hết hạn sử dụng.
Số lượng C-17 được xuất xưởng chỉ bằng 1/4 IL-76 . Nhưng xét tổng thể thì số lượng máy bay vận tải của Mỹ và Nga là tương đương nhau.
Phòng thiết kế Ilyushin không hề có ý định dừng lại ở những gì đã đạt được. Năm sau (2016), Phòng này sẽ thực hiện một dự án mới có tên “Ermak”.
Việc sản xuất hàng loạt loại máy bay vận tải quân sự thân rộng trong tương lai theo dự án này dự định sẽ được bắt đầu vào năm 2024. Hiện chỉ biết là loại máy bay này có thể mang được 80 tấn hàng và cự ly bay với khối lượng hàng tối đa sẽ đạt 6.000 km.
6. Thông tin mới nhất liên quan đến Không quân vận tải Nga
Thượng tướng Vladimir Shamanov - Tư lệnh Bộ đội đổ bộ đường không Nga . Ảnh: "Bình luận quân sự” (Nga)
Ngày 31/5/2015, Tư lênh Bộ đội đổ bộ đường không Nga, Thượng tướng Vladimir Shamanov tuyên bố :
“Bộ đội đổ bộ đường không Nga sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ tại bất cứ điểm nào trên thế giới”. Dường như cảm thấy nói thể chưa đủ, ông bổ sung:
“Có lúc người ta hỏi tôi về visa ( thị thực nhập cảnh) - chúng tôi không cần visa, chúng tôi chỉ cần lệnh của Tổng tư lệnh tối cao (V.Putin).
Phần cuối: so sánh 02 đại diện tiêu biểu của Không quân vận tải Nga và Mỹ:
Il-76MD-90A (Nga) và C-17 Globemaster III (Mỹ)
Chiều dài : 46,6 m - 53,04 m Sải cánh : 50,5 m - 51,74 m
Diện tích cánh : 300 m2 - 363 m2
Trọng lượng rỗng : 88.500 kg - 122.016 kg
Trong lượng cất cánh tối đa : 210.000 kg - 265.350 kg
Sức chở: 60 tấn - 77 tấn
Lực đẩy động cơ: 4x14.500 kg/c - 4x17.500 kg/c
Tốc độ tối đa: 880 km/h - 833 km/h
Tốc độ hành trình : 850 km/h - không có số liệu
Cự ly bay: 6.500 km - 5.200 km
Trần bay thực tế: 12.000 m - 13.700 m
Số lính dù có thể: 128 -102
Dung tích khoang hàng: 321 m3 - không có số liệu
Vũ khí: 2 pháo 23 ly - không có