Kiến nghị này được Đảng Dân chủ Tự do (LPD) cầm quyền soạn thảo, tuần trước họ đã công bố trong phạm vi hẹp trước khi ban bố rộng rãi trước công chúng, đồng thời kêu gọi xây dựng các hệ thống cảnh báo sớm trên không và đầu tư phát triển các hệ thống an ninh mạng.
Theo tin cho biết, kiến nghị này được soạn thảo bởi một vài ủy viên chủ chốt của Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền, đứng đầu là ông Shigeru Ishiba - cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và cựu quan chức cao cấp Chính phủ Nhật là ông Gen Nakatani nên nó có sức nặng đáng kể.
Giám đốc chương trình “Các vấn đề quốc tế và bảo đảm an ninh” thuộc Viện nghiên cứu Chính sách Nhật Bản Narushige Michishita cho biết, kiến nghị này sẽ được đưa vào trong các dự án được ưu tiên đầu tư và mua sắm thuộc “Kế hoạch xây dựng khả năng phòng vệ trung hạn” được hoạch định trong vòng 5 năm tới.
Việc xây dựng kiến nghị này của LPD rất trùng hợp với dự định sửa đổi điều thứ 9 trong Hiến pháp của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Tuy vậy, kiến nghị này lại không đề xuất cụ thể các loại vũ khí cần mua và dự toán ngân sách như Bản kiến nghị năm 2009, điều này đã gây ra sự khó hiểu và nghi hoặc cho số đông người nắm được thông tin.
Ví dụ như Bản kiến nghị năm 2009 đã công khai thảo luận về vấn đề Nhật Bản mua sắm máy bay tiếp dầu trên không KC-46, đánh dấu bước chuyển của Nhật trong phát triển khả năng tấn công “Tiên phát chế nhân”. Họ còn kiến nghị mua sắm hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên tàu chiến Nhật và hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao, giai đoạn cuối (THAAD), hệ thống đánh chặn tên lửa trên mặt đất Patriot.
Kiến nghị này có tính khả thi rất cao, thể hiện mong muốn thay đổi về chất trong hình thái phòng ngự của Tokyo. Về mặt này, các nhà hoạch định chiến lược của Nhật Bản đang xem xét một số phương án cụ thể để tăng cường quân lực trong thời gian tới.
Nhưng vấn đề thú vị nhất và gây nhiều tranh cãi nhất là phát triển năng lực tấn công “Tiên phát chế nhân”. Để thực hiện được điều này thì Nhật Bản phải mua sắm vũ khí tấn công trực tiếp liên hợp (JDAMs), máy bay chiến đấu tàng hình F-35A Nhật sẽ mua của Mỹ, cũng phải được cung cấp năng lực tiếp dầu trên không để tăng cường khả năng tấn công tầm xa.
Song song với nó, khả năng mua sắm máy bay chiến đấu cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng F-35B cũng sẽ được mang ra mổ xẻ. Hiện Nhật có đầy đủ phương tiện chuyên chở để làm bệ phóng cho loại máy bay này. Tàu sân bay trực thăng 22DDH chuyên chở trực thăng tấn công, nhưng được xây dựng theo mô hình các tàu đổ bộ tấn công Mỹ nên có khả năng mang theo tới 12 chiếc F-35B.
Kiến nghị lần này không thấy đề cập đến máy bay tiếp dầu KC-46. Đồng thời, các máy bay chiến đấu đa dụng F-2 của không quân Nhật, cũng sẽ tiếp tục sử dụng vũ khí tấn công trực tiếp liên hợp của hãng Mitsubishi.