Tàu đổ bộ đệm khí Zubr thuộc dự án 958 (project) 958 được đóng tại nhà máy của công ty cổ phần đóng tàu Feodosia (Ukraine) theo yêu cầu của Hải quân Trung Quốc.
Zubr là tàu đổ bộ đệm khí có kích cỡ lớn nhất thế giới. Con 'quái vật' này có chiều cao bằng một tòa nhà 4 tầng và chiều dài tương đương với 5 chiếc xe buýt nối đuôi nhau. Theo tính toán, lượng giãn nước đầy của tàu “Bò rừng” Zubr gần gấp 4 lần tàu đổ bộ đệm khí LCAC của Mỹ, dài rộng gấp gần 2 lần. Theo Hoàn cầu, đến thời điểm này, Mỹ vẫn chưa nghiên cứu chế tạo và trang bị được tàu đệm khí nào có trọng tải và các thông số tương đương, đứng trước “bò rừng” Zubr, tàu đệm khí của Mỹ chỉ như một “chiếc ô tô đồ chơi”.
Theo truyền thông của Nga đưa tin,Trung Quốc đã mua tàu đổ bộ đệm khí “bò rừng” Zubr của Ukraine. Vào ngày 2 tháng 7 năm 2009,Bộ Quốc Phòng Trung Quốc và Cơ quan xuất khẩu các trang thiết bị đặc biệt Ukrspecexport của Ukraine đã kí kết hợp đồng mua bán 4 tàu đổ bộ đệm khí. Theo các thỏa thuận, 2 chiếc đầu sẽ được đóng tại Ukraine, số còn lại sẽ được chuyển giao công nghệ cho nhà máy Trung Quốc chế tạo trong nước. Bản hợp đồng này trị giá 315 triệu USD. Vậy tại sao Hải quân của chúng ta lại mua tàu đổ bộ đệm khí “bò rừng” Zubr?
Tàu đổ bộ đệm khí “bò rừng” Zubr trực tiếp tấp vào bờ đổ bộ ở tốc độ cao không cần tốn thời gian và sức lực trung chuyển “tàu chiến với tàu”, có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian. Đặc điểm “nổi trên mặt nước” của tàu đệm khí tốc độ cao, cũng không cần lo lắng quân địch tập kích bắn ngư lôi từ tàu ngầm. Như vậy không cần tổ chức lực lượng chống tàu ngầm bảo vệ, sau khi cướp được quyền khống chế mục tiêu khu vực biển xung quanh lập tức có thể triển khai đổ bộ. Tàu đổ bộ đệm khí nâng cao khả năng tác chiến nhanh khi sự cố xảy ra, đối với những quốc gia khác đúng là sự đe dọa rõ ràng nhất.
Hoàn Cầu nhận định rằng Nhật Bản trang bị tàu đệm khí của Mỹ, khả năng vận chuyển kém xa tàu đệm khí “bò rừng” Zubr, khả năng tập trung binh lực hải quân tự vệ trên biển trên đảo tranh chấp Điếu Ngư ở thế bất lợi. Trong ảnh là tàu đổ bộ LCAC của Nhật được báo chí TQ mang ra so sánh với sức mạnh của tàu Zubr.
Tuy tàu đổ bộ đệm khí vẫn chưa hoàn thiện sức chiến đấu,nhưng nó đã thu hút rất nhiều sự chú ý của bên ngoài. Sau Liêu Ninh, máy bay chiến đấu tàng hình J-20, thì Zubr chính là chiếc chân kiềng thứ 3 tạo nên sức mạnh tổng thể của quân đội TQ trong tương lai gần.
Tuy tàu đổ bộ đệm khí vẫn chưa hoàn thiện sức chiến đấu,nhưng nó đã thu hút rất nhiều sự chú ý của bên ngoài. Sau Liêu Ninh, máy bay chiến đấu tàng hình J-20, thì Zubr chính là chiếc chân kiềng thứ 3 tạo nên sức mạnh tổng thể của quân đội TQ trong tương lai gần.
Các chuyên gia phương Tây nhận định rằng, Hải quân TQ sau khi có được chiếc tàu đổ bộ đệm khí sẽ nâng cao rất lớn khả năng điều quân nhanh chóng giữa các vùng biển. Xét ra tàu đổ bộ đệm khí này có thể tổ chức thành đội tàu vận chuyển nhanh quân lính, tạo điều kiện thuận lợi cho tác chiến trên biển hay dưới nước hoặc cuộc chiến tranh chấp đảo, Hải quân TQ dễ dành nhanh chóng nắm quyền làm chủ trận chiến.
Bài báo “Bình luận TQ và công tác bảo vệ an ninh quốc gia” của Canada có đề cập rằng một khi TQ đã trang bị loại tàu đệm khí này, hiển nhiênkhiến các nước ở biển Đông và Đài Loan phải tăng cường kế hoạch phòng ngự. Zubr sẽ có tác động rất lớn trong cuộc chiến giành đào Điếu Ngư với Nhật Bản