Ngoài tiêm kích, Trung Quốc còn sao chép những mẫu máy bay nào?

Dương Phạm |

(Soha.vn) - Bên cạnh máy bay tiêm kích, Trung Quốc còn sao chép không phép rất nhiều mẫu máy bay ném bom, vận tải, trực thăng, UAV...của nước ngoài.

1. Thủy phi cơ SH-5

Harbin SH-5 (1986) và US-1A (1971)

Thủy phi cơ Harbin SH-5 (1986) và US-1A (1971)

Thủy phi cơ tuần tra biển SH-5 của Trung Quốc là bản sao gần như 100% của thủy phi cơ US-1A (Nhật Bản) với hy vọng thực hiện được nhiều nhiệm vụ khác nhau bao gồm chữa cháy từ trên không, chống tàu ngầm (ASW) và cứu hộ trên biển (SAR). Đây là bản copy không thành công khi chỉ có duy nhất 1 đợt sản xuất với tổng cộng 6 chiếc, hiện tại còn 4 chiếc SH-5 đang phục vụ trong biên chế Hạm đội Bắc Hải.

2. Máy bay vận tải Y-20

Xian Y-20 (2013) và Boeing/ McDD C-17 (1991)

Máy bay vận tải hạng nặng Xian Y-20 (2013) và Boeing/ McDD C-17 (1991)

Máy bay vận tải chiến lược Y-20 do Tập đoàn công nghiệp máy bay Tây An sản xuất, cất cánh thành công ngày 26/1/2013 - sự kiện đưa Trung Quốc trở thành một trong số ít quốc gia tự chế tạo máy bay vận tải hạng nặng. Y-20 dài 47m; sải cánh 45-50m; cao 15m; trọng lượng cất cánh tối đa 220 tấn; tải trọng tối đa 66 tấn. Máy bay trang bị 4 động cơ tuốc bin phản lực Soloviev D-30KP-2 nhập khẩu từ Nga cho tốc độ tối đa 918km/h, tầm bay 4.500km, trần bay 13.000m. Y-20 rất giống C-17 về hình dáng nhưng tính năng được cho là còn kém xa.

3. Máy bay vận tải Y-9

Máy bay vận tải hạng trung Shanxii Y-9 (2011) và Antonov An-12 (1957)

Máy bay vận tải hạng trung Shanxii Y-9 (2011) và Antonov An-12 (1957)

Máy bay vận tải Y-9 do công ty máy bay Shaanxi thiết kế, sản xuất để thay thế cho Y-8 (bản copy của An-12) đã lỗi thời. Một số nguồn tin cho rằng, Y-9 là một nỗ lực của Trung Quốc trong việc phát triển mẫu máy bay vận tải "C-130J Made in China". Mẫu thử nghiệm Y-9 lần đầu cất cánh vào năm 2011, mùa hè năm 2012 đã có tin là Y-9 bắt đầu biên chế cho Không quân Lục quân Trung Quốc. Y-9 dài 36m; cao 11,3m; sải cánh 40m; trọng lượng cất cánh tối đa 77 tấn; trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt FWJ-6C với cánh quạt 6 lá JL-4/ động cơ cho tốc độ 650km/h; tầm bay xa 7.800km; trần bay 10.400m. Máy bay có khả năng chở tối đa 25 tấn hàng hóa hoặc 132 lính dù.

4. Máy bay không người lái Dực Long

Máy bay không người lái Yi Long (2011) và MQ-9 Reaper/ Predator-B (2001)

Máy bay không người lái Yi Long (2011) và MQ-9 Reaper/ Predator-B (2001)

Máy bay không người lái Dực Long được Trung Quốc nghiên cứu chế tạo từ năm 2009, bắt đầu tiêu thụ từ năm 2011. Dực Long được cho là sản phẩm sao chép máy bay không người lái MQ-9 Reaper.

Ưu thế chủ yếu là “hàng đẹp giá rẻ”, giá bán chỉ có 1 triệu USD/chiếc, thấp hơn nhiều các sản phẩm cùng loại của Mỹ và Israel. Tương ứng với giá thành, tính năng của chiếc máy bay này cũng được đánh giá thấp hơn nhiều sản phẩm cùng loại của Mỹ và Israel.

5. Máy bay không người lái BZK-005

Máy bay không người lái Tianchi BZK-005 (2011) và Northrop RQ-4 (1998)

Máy bay không người lái Tianchi BZK-005 (2011) và Northrop RQ-4 (1998)

Nhật báo Yomiuri của Nhật ngày 20/9/2013 dẫn lời các quan chức quân sự cho biết chiếc máy bay không người lái Trung Quốc xâm nhập vào vùng trời gần quần đảo Senkaku hồi đầu tháng 9 là loại trinh sát tự động Cáp Nhĩ Tân BZK-005, bản sao của RQ-4 Global Hawk. Đây được cho là máy bay trinh sát không người lái hiện đại nhất của Trung Quốc. Theo Viện nghiên cứu dự án 2049 của Trung Quốc, máy bay này có thể bay ở độ cao 8.000 m liên tục trong vòng 40 tiếng.

6. Trực thăng không người lái SVU-200

Trực thăng không người lái SVU-200 (2012) và Northrop MQ-8 Fire Scoute (2002)

Trực thăng không người lái SVU-200 (2012) và Northrop MQ-8 Fire Scoute (2002)

Lần đầu tiên, Trung Quốc đã giới thiệu một mẫu máy bay trinh sát không người lái (UAV) ở triển lãm quốc tế tại Mỹ. Mẫu thiết kế SVU-200 được đưa tới dự triển lãm có tải trọng khoảng 200kg, thiết kế theo kiểu trực thăng với hình dáng khá giống MQ-8 Fire Scoute, ở dưới thân chính lắp tổ hợp trinh sát quang - điện tử. Tuy nhiên không rõ tầm bay, thời gian hoạt động trên không của SVU-200.

7. Mẫu UAV bí ẩn xuất hiện tại Cát Lâm

UAV bí ẩn (2011) và Boeing X-45 (2002)

 

Vào năm 2011 trên bầu trời thành phố Trường Xuân tỉnh Cát Lâm xuất hiện 1 mẫu UAV bí ẩn mà cho đến nay vẫn chưa rõ thông tin, tuy nhiên loại UAV này có hình dáng bên ngoài giống hệt X-45 do Boeing sản xuất.

8. Trực thăng vận tải hạng nặng Z-8

Changhe Z-8 (1985) và Aerospatiale Super Frelon (1962)

Changhe Z-8 (1985) và Aerospatiale Super Frelon (1962)

Trong suốt nhiều thập niên, Z-5 là trực thăng nội địa duy nhất của Trung Quốc. Sau thất bại của chương trình Z-6 và Z-7. Đến tận cuối những năm 1980, Trung Quốc mới ra mắt mẫu trực thăng tiếp theo là Z-8. Đây là loại trực thăng mới copy nguyên mẫu Super Frelon của Pháp thay vì copy lại các mẫu trực thăng của Liên Xô như trước kia.

9. Trực thăng đa năng Z-9

Harbin Z-9 (1981) và Eurocopter/ Aerospatiale AS-365 (1975)

Harbin Z-9 (1981) và Eurocopter/ Aerospatiale AS-365 (1975)

Z-9 có thể coi như trực thăng thành công nhất của Trung Quốc, được chế tạo dựa trên Eurocopter AS-365 Dolphin. Trực thăng đa năng Z-9 có chiều dài 11,44m; chiều cao 4,01m; trọng lượng cất cánh tối đa 4,1 tấn, được chế tạo bằng 28% hợp kim nhôm nhẹ và 59% vật liệu composite cùng những vật liệu khác. Z-9 được trang bị 2 động cơ turbin trục WZ-8A với công suất 739 mã lực cho phép máy bay đạt tốc độ tối đa 305km/h; tầm bay 1.000km; và trần bay 4.500m. Các phiên bản của Z-9 hiện phục vụ rất tích cực trong cả 3 quân chủng của Trung Quốc và được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng.

10. Trực thăng hạng nhẹ Z-11

Changhe Z-11 (1994) và Eurocopter/ Aerospatiale AS-350 (1974)

Changhe Z-11 (1994) và Eurocopter/ Aerospatiale AS-350 (1974)

Trực thăng Z-11 được sản xuất bởi Tập đoàn công nghiệp máy bay Changhe (CAIG) có trụ sở tại tỉnh Giang Tây. Về cơ bản Z-11 là một thiết kế sao chép từ trực thăng AS-350B của Eurocopter. Tuy nhiên, theo các nhà sản xuất Trung Quốc, Z-11 không đơn giản là bản sao của AS-350B, do có khác biệt với mẫu này ở phần mũi cũng như nội thất.

11. Máy bay chở khách ARJ-21

COMAC ARJ-21 (2008) và Douglas DC-9 (1065)

COMAC ARJ-21 (2008) và Douglas DC-9 (1065)

ARJ-21 là loại máy bay chở khách tầm trung có tầm bay 2.225km, được thiết kế bay trong mọi điều kiện thời tiết. Máy bay có thể chở được 100 hành khách, đơn giá khoảng 30 triệu USD. ARJ-21 có khá nhiều nét tương đồng với máy bay DC-9 (Mỹ) từ thiết kế đuôi, cách bố trí động cơ đến đôi cánh.

12. Máy bay chở khách MA-60

Xian MA-60 (2000) và Antonov An-24 (1960)

Xian MA-60 (2000) và Antonov An-24 (1960)

Máy bay MA-60 của Tập đoàn công nghiệp máy bay Tây An được thiết kế dựa trên mẫu máy bay chở khách An-24 nổi tiếng của Liên Xô. Máy bay sử dụng động cơ turbin cánh quạt, có chiều dài 24.7m với sải cánh lên đến 29.2m, tải trọng tối đa 5.5 tấn. Khi được nạp đầy hơn 4 tấn nhiên liệu, MA-60 có thể hoạt động trong tầm 2.450 km với chế độ không tải và 1.600 km khi bay đủ tải.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại