Tờ Tiền phong dẫn theo báo Nga nhận định, ở nước Nga, các chuyên gia chiến lược quân sự vẫn đang lo lắng về việc Mỹ và khối quân sự Bắc Đại Tây Dương - NATO đang xây dựng hệ thống đánh chặn tên lửa ở Châu Âu, dù các hệ thống đó chẳng có giá trị gì về mặt tấn công và châu Âu đang hưởng những ngày tháng yên bình tính từ năm 1945, hệ thống đánh chặn tên lửa đó hoàn toàn không có khả năng ngăn chặn được những đầu đạn hạt nhân mà chỉ có giá trị phòng thủ tinh thần cho mùa hè ấm áp của châu Âu.
Mỹ nổi tiếng với hệ thống tên lửa Tomahawk, do tên lửa hành trình Tomahawk có tầm bắn xa, nhưng tốc độ bay của chúng là cận âm, do đó, để tấn công bất cứ một mục tiêu nào sâu trong nội địa với khoảng cách xa nhât, tên lửa tomahawk cần phải bay mất 2 giờ. Đồng thời các phương tiện mang của loại vũ khí này (tàu tuần dương và tàu sân bay) không thể ngụy trang được…
Và thật kỳ lạ là không ai nhận ra rằng, ở nửa phía bên kia của lục địa Á – Âu, một quốc gia đang nỗ lực xây dựng một tiềm lực kinh tế - quân sự ngày càng mạnh hơn, hoàn toàn là lực lượng tiến công, và triển khai các lực lượng đó – một điều khá thú vị - chủ yếu trên biên giới với Liên bang Nga – đó là Trung Quốc.
Trung Quốc đang nổi lên là một siêu cường, với sự đầu tư mạnh mẽ cho quân sự. Nếu trong khối quân sự NATO trong 20 năm trở lại đây, cứ loại bỏ 15 xe tăng cũ sẽ thay thế 1 xe tăng mới thì ở Trung Quốc theo thực tế là một xe thay một xe. Ngoài ra, mỗi năm Trung Quốc xuất xưởng khoảng 200 xe tăng thế hệ mới (có thể là 400 – 500), số lượng 200 xe xuất xưởng mỗi năm đã hơn tổng số xe của tất cả các nước có nền công nghiệp quốc phòng phát triển cùng sản xuất (đặc biệt, ở Châu Âu cũng đã không xuất xưởng các xe tăng với số lượng lớn).
Cũng cần phải nhận xét rằng, nếu quân số phi công của Không quân Mỹ và Nga giảm xuống thì quân số phi công của Trung Quốc lại tăng lên, đồng thời, các máy bay tiêm kích của Trung Quốc cũng mới hơn rất nhiều so với Nga và Mỹ.
Tất cả những lập luận về vũ khí Trung Quốc có điểm yếu, kỹ thuật và công nghệ chưa đạt đến tầm của nền công nghệ Phương Tây và Liên bang Nga không sai.
Nhưng tất cả điều đó đều hoàn toàn không có ý nghĩa với một cuộc xung đột lên tới hàng trăm nghìn quân và hàng chục nghìn phương tiện chiến tranh hiện đại. Sự bùng nổ xung đột có thể diễn ra từ một xung đột biên giới hoặc trên biển, đòn “trừng phạt- theo cách nói của Bắc Kinh” sẽ là của các tập đoàn quân Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) dưới sự yểm trợ của vũ khí thông thường như pháo phản lực, máy bay chiến đấu, pháo binh các cỡ nòng mà số lượng lên tới hàng chục nghìn đơn vị, đồng thời với sự tham chiến của nhiều nghìn xe tăng, xe thiết giáp hiện đại mà PLA sở hữu.
Trung Quốc, như một sự phát triển tất yếu, đang nỗ lực trở thành một siêu cường duy nhất có khả năng lãnh đạo thế giới, cần có quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên trên thế giới và các vùng đất rộng lớn. Trung Quốc không đòi hỏi các vùng đất cận biên giới phải trở thành tiểu bang của họ, mà là kiểm soát và quản lý các vùng đất đó. Điều đó cũng có nghĩa là, đối phương chỉ phụ thuộc mà không thuộc địa… vì trên bản đồ thế giới, đường biên giới vẫn tồn tại như đã từng tồn tại.
Theo báo chí Nga, im lặng trước an nguy của đất nước trong giai đoạn ngày nay đồng nghĩa với việc càng làm sâu sắc thêm những vấn đề đang phát triển và sẽ càng khó khăn hơn nữa trong việc ngăn chặn một sự kiện sẽ sảy ra. Hình thái cán cân lực lượng đang ngày càng trở lên nguy hiểm đối với lợi ích chính đáng, an nguy của Liên bang Nga và không thể chấp nhận được. Nhiều kịch bản nặng nề đã xảy ra và sẽ xảy ra tính từ những năm 1960-x đến nay. Việc im lặng và nhượng bộ sẽ giống như một câu chuyện cổ tích.
Bắc Kinh đầu tư hàng tỷ USD phát triển vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh chỉ nhằm mục đích lấy lại Đài Loan. Và sau khi Đài Loan thống nhất với đại lục mà không cần chiến tranh (và điều đó, dù rất chậm cũng đang xảy ra), liệu Trung Quốc có mang toàn bộ xe tăng, tên lửa, máy bay, pháo dàn của mình dìm xuống biển Đông - Hoa Đông và chung sống hòa bình với các nước khác?
Cách đây ít ngày, hôm 6/5, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã ra báo cáo về tiềm lực quân sự của Trung Quốc năm 2013, trong đó tiết lộ Trung Quốc đang trong quá trình hiện đại hóa quân đội, đồng thời tăng cường quan hệ, trao đổi với quân đội các nước trên thế giới, trong đó có Mỹ.
Báo cáo cũng nhấn mạnh về việc phát triển ngành không gian vũ trụ của Trung Quốc, về những thành tựu trong việc nghiên cứu, phát triển máy bay tàng hình và về tiến trình phát triển tàu sân bay của Trung Quốc. Ngoài ra, một phần của báo cáo này cũng đưa ra những đánh giá về các loại vũ khí của Trung Quốc như tên lửa tầm trung và tầm ngắn, tên lửa chống tên lửa, vũ khí có khả năng vô hiệu hoá công nghệ không gian của đối thủ, vũ khí tấn công hệ thống mạng máy tính của quân đội.
Đánh giá về Hải quân Trung Quốc, báo cáo cho rằng vào năm 2014 Trung Quốc sẽ đưa vào sử dụng hệ thống tên lửa đối hải, đối đất, chống ngầm, được trang bị trên tàu khu trục lớp Lữ Dương 3 (052D). Đồng thời, Trung Quốc có kế hoạch đóng 12 tàu khu trục lớp Lữ Dương 3 (052D) để thay thế cho loại tàu khu trục lớp Lữ Đại.
Hiện nay Trung Quốc cũng đang tiếp tục đóng và nâng cấp tàu hộ vệ tên lửa lớp Giang Khải 2 (054A), theo kế hoạch này thì Trung Quốc sẽ đóng nhiều hơn 6 tàu loại này (hiện nay Trung Quốc có 12 tàu trong biên chế của Hải quân). Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang cho đóng loại tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Giang Đảo (056)…