Nga sẽ sản xuất hàng loạt tiêm kích T-50

Uy Phong |

Nga sẽ sản xuất hàng loạt tiêm kích thế hệ mới T-50 để trang bị cho lực lượng không quân nước này trong năm 2020.

Chiến đấu cơ phản lực Sukhoi PAK FA thế hệ thứ năm của Nga, còn được biết đến với tên gọi T-50 hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm, hợp nhất các phần tử điều khiển tự động.

Điều này khiến nó trông giống một rôbôt hơn là một chiến đấu cơ, một đại diện của tập đoàn Rostech giải thích.

"Ở một mức độ nào đó PAK FA là một rôbốt biết bay, các phi công thực hiện chức năng không chỉ của một phi công đơn thuần, mà thực tế họ còn là một trong những thành phần chính cấu thành lên chiếc máy bay".

Phó giám đốc của Công ty Công nghệ vô tuyến điện tử [KRET] - một trong những đơn vị của Rostech - ông Vladimir Mikheyev đã giải thích. "Thực tế, sự phản ứng của phi công là một thành phần trong quy trình điều khiển."

Mikheyev giải thích rằng "tấm thông minh" là một tính năng khác trong các tính năng của máy bay này. "Nếu chúng ta mở rộng đầu cánh, một mặt nó chức năng như một chiếc cánh máy bay, mặt khác nó cũng là một phần của hệ thống phòng thủ chủ động Himalaya"

KRET đã tuyên bố công ty này đã chuyển hệ thống tác chiến Himalaya đầu tiên cho T-50 được phát triển bởi một công ty con của KRET ở Kaluga và được lắp ráp tại nhà máy Stavropol Radioplant Signal.

"Hệ thống hợp nhất các rađa chủ động và thụ động và các khí tài quang học được tích hợp trong thân máy bay và hoạt động như một 'lớp da thông minh'.

Việc sử dụng của nó không chỉ tăng cường khả năng chống nhiễu và khả năng sống sót của máy bay mà còn chống lại các ảnh hưởng của công nghệ tàng hình của máy bay địch," KRET giải thích

Trong tháng một, KRET đã tiết lộ một số khả năng tàng hình của T-50, cho rằng "công ty máy bay Sukhoi đã cố gắng để làm giảm đáng kể hiệu ứng tán xạ bề mặt của PAK FA - yếu tố chính cho tầm nhìn của các rađa trên máy bay"

"Để đạt được mức độ tàng hình như vậy, các nhà thiết kế đã chuyển tất cả các vũ khí vào bên trong của máy bay và cũng thay đổi hình dạng của các ống dẫn khí, và cũng lót vào các vách với một vật liệu hấp thụ sóng vô tuyến"

"Nhờ có những giải pháp thiết kế mới này, T-50 hiện đang ở vị trí dẫn đầu không chỉ so với tất cả các chiến đấu cơ khác của quân đội Nga mà còn so với các mô hình máy bay khác của các nước trên thế giới.

Chẳng hạn như, diện tích phản xạ radar của chiến đấu cơ F-22 thế hệ thứ năm của Mỹ là 0.3 - 0.4 m2," KRET cho biết, trong khi giá trị này cho chiến đấu cơ T-50 là từ 0.1 - 1 m2.

"T-50 là chiến đấu cơ đầu tiên của Nga được tạo ra từ một tỷ lệ lớn các vật liệu hợp kim, chiếm khoảng 25% khối lượng máy bay và bao phủ khoảng 70% bề mặt của nó," KRET giải thích.

T-50 được thiết lập để thay thế chiến đấu cơ thế hệ thứ tư Sukhoi Su-27 (Flanker B theo tên gọi của NATO), đã đưa vào phục vụ trong các lực lượng Không quân Xô Viết năm 1985, và Mig-29 (Fulcrum theo tên gọi của NATO) đã được đưa vào phục vụ năm 1983.

Ý niệm về máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đã bắt đầu cuối những năm 1980 ở Mỹ và Liên Xô; mặc dù không có các tính năng phổ biến được chấp thuận cho tên gọi chiến đấu cơ thế hệ thứ năm.

Nhiều người đã cho rằng chỉ có chiến đấu cơ thế hệ thứ năm - chiếc F-22 Raptor của Không quân Mỹ được giới thiệu năm 2005 là sẵn sàng cho chiến đấu.

Trong tháng 12, Tập đoàn máy bay Thống Nhất của Nga đã tuyên bố rằng việc sản xuất các chiến đấu cơ T-50 sẵn sàng tiến hành năm 2016, sau khi hoàn thành giai đoạn thử nghiệm.

Theo lời người phát ngôn Vladislav Goncharenko, 55 máy bay PAK FA sẽ được chuyển giao cho lực lượng Không quân Nga vào năm 2020.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại