Theo lời ông này, điều kiện tiên quyết của mọi hợp đồng là mong muốn của khách hàng. Ngoài tổ hợp tên lửa Iskander-E, Saudi Arabia hiện ngỏ ý quan tâm tới kỹ thuật hải quân và tổ hợp tên lửa bờ đối hải của Nga.
“Nếu chúng tôi bắt tay vào đàm phán ngay, mọi việc sẽ được giải quyết trong thời gian ngắn. Theo quan điểm của tôi, nếu Saudi Arabia thực sự mong muốn mua vũ khí Nga, chúng tôi sẵn sàng cung cấp”, ông I. Sevastyanov tuyên bố.
“Điều cốt yếu là nó (hợp đồng) đáp ứng được yêu cầu của khách hàng”, lãnh đạo Rosoboronexport nói.
Tổ hợp tên lửa Iskander-M.
Trước đó, ngày 16-6, giới truyền thông từng loan tin Saudi Arabia đang rất quan tâm tới tổ hợp tên lửa Iskander-E của Nga. Tuy nhiên, do nhiều vướng mắc chính trị, mong muốn này rất khó trở thành hiện thực.
Được định danh là vũ khí tấn công cấp chiến thuật, tổ hợp tên lửa Iskander có thể khai hỏa vào 2 mục tiêu khác nhau trong vòng 1 phút.
Đạn tên lửa trong tổ hợp Iskander-M nặng 3,8 tấn và mang theo đầu đạn có trọng lượng 480 kg.
Điểm đặc biệt của dòng tên lửa này là khả năng bay không theo đạn đạo thông thường nên rất khó bị đánh chặn và đạn tên lửa được điều khiển trong toàn bộ quá trình bay.
Iskander rất hiệu quả trong việc phá hủy các công trình quân sự cố định của đối phương như: Sân bay, kho tàng, trung tâm chỉ huy… Tầm bắn của tổ hợp này đạt từ 50 tới 500 km.
Tuy nhiên, do quy định của cộng đồng quốc tế, phiên bản xuất khẩu Iskander-E chỉ có tầm bắn không quá 300 km. Mỗi xe phóng tên lửa Iskender thường mang theo 2 đạn tên lửa.
Hiện tại, tổ hợp Iskander có hai phiên bản trang bị tên lửa đạn đạo 9M723 và phiên bản mang tên lửa hành trình 9M728, phát triển trên nền tảng tên lửa P-500.