“Từ năm 2017, chúng tôi sẽ nghiên cứu một loại máy bay đánh chặn tầm xa mới để thay thế MiG-31”, Đại tướng Viktor Bondarev, Tư lệnh Không quân Nga nói.
Moskva hy vọng rằng loại máy bay đánh chặn mới trên sẽ đi vào hoạt động năm 2025. Tướng Bondarev đã từng tuyên bố năm 2013 rằng lực lượng không quân Nga đang muốn tìm kiếm một sự thay thế MiG-31 vào năm 2020. Nga vẫn có ít nhất 122 chiếc MiG-31, được cho là sẽ “về hưu” vào năm 2028.
Máy bay đánh chặn siêu âm MiG-31 của Nga.
Năm ngoái, vị Tư lệnh Không quân Nga cũng nói với RIA Novosti rằng không quân nước này hy vọng sẽ nhận được một máy bay đánh chặn tầm xa mới vào năm 2020.
MiG-31 được phát triển từ MiG-25 Foxbat có khả năng bay với tốc độ Mach 3 (gấp 3 lần tốc độ âm thanh). Không giống như MiG-25, MiG-31 là máy bay có khả năng siêu thanh ở tầm thấp và được tích hợp radar quét mảng pha điện tử chủ động N007 Zaslon. Giống như phiên bản trước của mình, MiG-31 có thể bay liên tục ở tốc độ Mach 3.
MiG-31 chủ yếu được trang bị tên lửa không đối không tầm xa Vympel R-33 mặc dù các máy bay nâng cấp có thể được trang bị các tên lửa R-37 và R-77 mới. Chiếc MiG-31 đầu tiên đi vào hoạt động vào năm 1982 và chiếc cuối cùng được sản xuất là năm 1994.
Nga đã phát triển thế hệ thay thế thứ năm cho Su-27 Flanker, được gọi là Sukhoi T-50 PAK-FA. Về mặt tiềm năng, Nga có thể tận dụng công nghệ PAK-FA để phát triển Foxhound, nhưng phát triển thế hệ thay thế cho MiG-31 là lạc quan nhất.
Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin ngày 8/8 vừa qua nói rằng Moskva sản xuất các dòng MiG-31, trong nhiều khía cạnh, thiết kế loại máy bay này bắt nguồn trực tiếp từ yêu cầu duy nhất đó là nhằm bảo vệ vùng đất rộng mênh mông của nước này.