Nga khôi phục hệ thống tên lửa từng khiến Mỹ "lạnh gáy"

Hệ thống tên lửa mới sẽ được dựa trên nguyên tắc tên lửa Oka. Công nghệ ngày nay cho phép cải tiến thiện tầm bắn, độ chính xác của hệ thống.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga hôm 10/6 cho biết, Nga sẽ phát triển phiên bản nâng cấp từ hệ thống tên lửa đạn đạo Oka (NATO định danh là SS-23 Spider) đã bị loại bỏ dựa theo Hiệp ước INF.
"Không cần thiết khôi phục hệ thống cũ. Chúng tôi đang phát triển tổ hợp mới", Borisov nói, hệ thống tên lửa mới sẽ được dựa trên nguyên tắc tên lửa Oka. Công nghệ ngày nay cho phép cải tiến thiện tầm bắn, độ chính xác của hệ thống, ông này cho biết thêm.

"Không cần thiết khôi phục hệ thống cũ. Chúng tôi đang phát triển tổ hợp mới", Borisov nói, hệ thống tên lửa mới sẽ được dựa trên nguyên tắc tên lửa Oka. Công nghệ ngày nay cho phép cải tiến thiện tầm bắn, độ chính xác của hệ thống, ông này cho biết thêm.

Hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật OTR-23 Oka (Hay còn gọi là 9K714 Oka) bắt đầu phục vụ trong lực lương tên lửa chiến lược Hồng quân Liên Xô từ năm 1983. Theo các chuyên gia quân sự, hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Quân đội Mỹ thời kỳ đó hoàn toàn không hiệu quả trước Oka.
OTR-23 Oka là một tổ hợp tên lửa đường đạn chiến dịch chiến thuật cơ động, do Liên Xô chế tạo vào cuối Chiến tranh Lạnh để thay thế tổ hợp SS-1C 'Scud B'.
Việc đưa tổ hợp Oka vào trang bị đã tăng đáng kể sức mạnh hạt nhân chiến dịch chiến thuật của Liên Xô, do tầm bắn và độ chính xác của nó cho phép tổ hợp Oka không chỉ tấn công các mục tiêu cố định của NATO như sân bay, hệ thống hạt nhân và trung tâm chỉ huy mà còn tiêu diệt cả các mục tiêu cơ động. (Ảnh: Những quả đạn tên lửa 9M714 Oka bị tháo dỡ)
Thời gian phản ứng của tổ hợp Oka nhanh, từ trạng thái bình thường chuyển sang sẵn sàng bắn trong khoảng 5 phút, và tên lửa gần như không thể bị đánh chặn, do đó cho phép tên lửa xuyên thủng mọi lá chắn phòng thủ của đối phương. (Ảnh: Hệ thống tên lửa Iskander)
Các thành phần chính của tổ hợp 9K714 là: Xe mang phóng tự hành PU 9P71 dựa trên khung gầm xe BAZ-6944, Xe mang đạn – nạp đạn TZM 9T230 với một tên lửa dự phòng và có một cần cẩu thủy lực, Xe hậu cần TM 9T240, một xe ZIL-131 để vận chuyển một tên lửa (trong thùng vận chuyển 9Ya249) và một đầu đạn (trong thùng vận chuyển 9Ya251). (Ảnh: Hệ thống tên lửa Iskander)
OTR-23 Oka sử dụng tên lửa 9M714 được trang bị động cơ nhiên liệu rắn một giai đoạn giúp thời gian triển khai đội hình chiến đấu giảm xuống chỉ còn khoảng 30 phút. (Ảnh: Hệ thống tên lửa Iskander)

Tên lửa 9M714 có chiều dài 7,53m, đường kính 0,89m, trọng lượng phóng 4,3 tấn, tên lửa có tầm bắn khoảng 400 - 500km. Oka được trang bị đầu đạn hạt nhân chiến thuật có đương lượng nổ từ 50 - 100Kt hoặc đầu đạn thông thường nặng 450kg hay đầu đạn hóa học, bán kính lệch mục tiêu chỉ 30 - 150m. (Ảnh: Hệ thống tên lửa Iskander)

Nhưng điều đáng sợ nhất của loại tên lửa này không nằm ở tầm bắn hay đầu đạn mà chính là ở cơ chế hoạt động có một không hai của nó. Tên lửa có đạn đạo rất phức tạp kết hợp với các hệ thống mồi bẫy, gây nhiễu khiến việc xác định quỹ đạo bay của nó hết sức khó khăn. (Ảnh: Hệ thống tên lửa Iskander)
Bên cạnh đó, tốc độ tấn công mục tiêu của tên lửa gấp đến 9 lần vận tốc âm thanh (10.880km/h) khiến việc đánh chặn là một nhiệm vụ bất khả thi đối với Mỹ. Sau khi 9K714 Oka ra đời, những mục tiêu quan trọng của Mỹ và NATO ở khu vực châu Âu luôn bị đặt trong tình trạng báo động cao. (Ảnh: Hệ thống tên lửa Iskander)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại