“Tổ hợp tên lửa phòng không tương lai không chỉ đáp ứng khả năng tiêu diệt các phương tiện bay của đối phương, mà còn có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa ở tầng quỹ đạo thấp của khí quyển Trái đất.
S-500 không chỉ kế thừa, tối ưu các công nghệ tân tiến của các dòng tên lửa phòng không thế hệ trước, mà còn mở ra những khái niệm mới về khả năng phòng không, phòng thủ tên lửa”, ông V. Murakhovsky cho biết.
Thông tin về đặc tính kỹ-chiến thuật của S-500 hiện chưa được xác định rõ ràng.
Theo các thông tin công khai, Tổ hợp thiết kế Almaz-Antey bắt đầu phác thảo thiết kế của S-500 từ năm 2010.
Yêu cầu kỹ-chiến thuật chính đối với S-500 là khả năng ngăn chặn các dòng tên lửa tầm trung, tầm xa và liên lục địa của đối phương ở pha phóng giữa và cuối của quỹ đạo bay.
Ngoài ra, S-500 cũng phải có khả năng ngăn chặn các dòng tên lửa hành trình, phương tiện bay siêu thanh có tốc độ đạt tới Mach 5 (gấp 5 lần tốc độ âm thanh).
Để giải quyết nhiệm vụ trên, S-500 được trang bị hệ thống ra-đa mảng định pha chủ động băng tần X có khả năng phát hiện các mục tiêu có áp dụng công nghệ tàng hình.
Tầm kiểm soát của hệ thống ra-đa đạt 850km, khóa và dẫn bắn tên lửa tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 600km. S-500 trong tương lai sẽ là một phần trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga.
Trước khi S-500 ra mắt, hồi tháng 6-2014, Nga đã phóng thử thành công đạn tên lửa phòng không tầm siêu xa có khả năng trang bị trên S-500.