Nga bán S-400 cho Trung Quốc: Mũi tên trúng nhiều đích!

Ngoài lý do chính trị, nguyên nhân chủ yếu là do chương trình nghiên cứu hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo giữa Mỹ và Nhật Bản đã kích thích Nga bán hệ thống tên lửa S-400 tối tân cho Trung Quốc.

Theo tờ bình luận quân sự Kanwa (Hán Hòa) uy tín của Canada ra tháng 7/2013, nguồn tin quyền uy của giới công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, chính phủ Nga đã quyết định xuất khẩu tên lửa đất đối không S-400 cho Trung Quốc.

Sau máy bay chiến đấu Su-35, tàu ngầm lớp Lada phiên bản Trung Quốc, Nga lại một lần nữa nhượng bộ trong vấn đề xuất khẩu vũ khí sang Trung Quốc.

Tờ Kanwa cho biết, Trung Quốc mong muốn có được S-400, vấn đề này đã được liên tục đưa ra trong các cuộc hội nghị cấp chính phủ giữa hai nước từ mấy năm về trước, tuy nhiên do một số nhân tố như lo ngại bị Trung Quốc “copy”, mãi đến năm 2012, chính phủ Nga vẫn chưa dứt khoát thống nhất bán S-400 cho Trung Quốc.

Cuối năm 2012, lần đầu tiên Nga trả lời rõ ràng Bắc Kinh rằng: Đồng ý bán S-400.

Nga bán S-400 cho Trung Quốc: Mũi tên trúng nhiều đích!
Trung Quốc luôn thèm khát công nghệ tối tân của hệ thống tên lửa S-400.

Hiện tại hai bên chưa ký hợp đồng chính thức về việc mua bán S-400, nhưng nội dung các cuộc đàm phán đã được đưa vào chương trình nghị sự. Moscow quyết định: Có thể bán hệ thống radar, chỉ huy, điều khiển của S-400 cho Bắc Kinh, còn việc lựa chọn hệ thống tên lửa như thế nào sẽ là trọng tâm của các cuộc đàm phán sắp tới. Một điểm có thể khẳng định là Nga sẽ không bán tên lửa S-400 phiên bản của quân đội Nga cho Trung Quốc, S-400 có phiên bản xuất khẩu, nguồn tin này cũng cho biết, hiện tại phiên bản có thể xuất khẩu là tên lửa đánh chặn với tầm bắn 380 km. Tuy nhiên tên lửa đánh chặn của cả hệ thống S-400 bán cho Trung QUốc có đạt tới tầm bắn 380 km hay không vẫn là câu hỏi chưa có lời giải.

Kanwa chỉ ra rằng, hiện tại hợp đồng chính thức của tàu ngầm lớp lada phiên bản Trung Quốc và máy bay chiến đấu Su-35 vẫn đang ở trong quá trình chuẩn bị. Ngoài ra một số quan chức cấp cao của Nga cho rằng: Các cuộc đàm phán này sẽ phải trải qua nhiều vòng thương thảo, đây là điều không hề dễ dàng vì trong mỗi hợp đồng tổng bán vũ khí với giá trị lớn đều có các hợp đồng con, thậm chí có thể phải chia ra thành các giai đoạn để ký kết.

Các cuộc gặp gỡ giữa bộ quốc phòng hai nước đã thảo luận về vấn đề hợp tác quân sự, “ổn định chiến lược” (sự ảnh hưởng của chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ), vấn đề tập trận chung đều không ký hợp đồng cụ thể, tuy nhiên những cuộc hội đàm này đã xác được định một số nội dung cụ thể trong hợp tác quân sự. Tiếp đó, các cuộc đàm phán về Su-35, tàu ngầm lớp Lada sẽ bước vào giai đoạn mang tính sự vụ, kỹ thuật.

Kanwa đặt câu hỏi tại sao Trung Quốc lại mong muốn mua S-400? Rất có thể là do muốn có được các công nghệ của Nga đặc biệt là công nghệ động cơ tên lửa đất đối không tầm xa để nâng cấp hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9 của quốc gia này, tầm bắn của HQ-9 chỉ đạt 125 km, muốn đạt tới mục tiêu tầm bắn trên 200km, cần thay đổi động cơ thế hệ mới, công nghệ nhồi thuốc nổ cũng phải cải tiến. Hai công nghệ này của HQ-7 đều thua xa hệ thống tên lửa S- 300PMU2, S-400 của Nga. Và tầm bắn 380 km của S-400 rất hấp dẫn đối với Trung Quốc, đây là tầm bắn xa hơn hầu hết các vũ khí tầm xa của các căn cứ quân sự Mỹ hiện có.

Nga bán S-400 cho Trung Quốc: Mũi tên trúng nhiều đích!
Hệ thống tên lửa HQ-9 Trung Quốc làm nhái S-300 của Nga có tính năng kém xa với nguyên bản.

Khi nói đến vấn đề tại sao Nga lại quyết định bán S-400 cho Trung Quốc, Kanwai cho rằng, ngoài sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt chính trị, nguyên nhân chủ yếu là do chương trình nghiên cứu hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo giữa Mỹ và Nhật Bản đã kích thích Trung – Nga. Chương trình này được phát triển ở một bước cao hơn dưới thời thủ tướng Shinzo Abe, đặc biệt là sự phát triển liên quan đến hệ thống tên lửa đất đối không SM-2 Block IIIB, mục tiêu cuối cùng là nghiên cứu tên lửa đánh chặn có tốc độ bay lên tới 6,5 km/giây, hệ thống thăm dò tương ứng có thể cũng được bố trí ở Nhật Bản, đối với lực lượng tên lửa liên lục địa của Nga nằm vùng ở Siberia, điều này là khá bị động.

Chính vì vậy, Trung Quốc và Nga đã tăng cường thương thảo, hợp tác trong công nghệ phòng thủ tên lửa đạn đạo, quyết định bán S-400 cho Trung Quốc của Nga được đưa ra trong bối cảnh đó.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại