Nếu cần thiết, Nga sẽ dùng vũ khí hạt nhân bảo vệ căn cứ Hmeimim?

Quang Huy |

Người Thổ sẽ gặp rủi ro lớn nếu như tấn công các lực lượng vũ trang Nga, kể cả nếu Nga không đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân.

Cuộc chiến nội bộ nghiêm trọng giữa lãnh đạo chính trị và Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ

Sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề Syria không có dấu hiệu hạ nhiệt trong tuần vừa qua.

Mặc dù quan điểm của Nga hết sức đơn giản: “Chúng tôi sẵn sàng chiến đấu” – thì quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ lại mang tính 2 mặt: Các chính khách nói một đằng sau đó lại làm điều hoàn toàn trái ngược và tiếp đến lại là một điều gì đó.

Có lúc thì họ nói cứ như là việc đưa quân vào Syria là điều không thể không làm, có lúc thì họ lại lên tiếng: “Thổ Nhĩ Kỳ không có kế hoạch tự một mình đưa quân tới Syria”.

Vì không bao giờ Liên hợp quốc cho phép đưa quân vào Syria, điều này có nghĩa là một kiểu “liên minh của những kẻ sẵn sàng” xâm lược, và có thể bao gồm cả NATO.

Vấn đề ở chỗ người Châu Âu không mong muốn đối đầu quân sự với Nga. Trong khi đó, Mỹ và Pháp từ chối thông qua phán quyết của Liên hợp quốc khẳng định chủ quyền của Syria.

Hai nước này gần như cho rằng phán quyết của Liên hợp quốc (khẳng định chủ quyền của tất cả các quốc gia) không thể áp dụng đối với Syria.

Thường xuyên xuất hiện những tin đồn cho rằng ban lãnh đạo quân sự cấp cao của Thổ Nhĩ Kỳ gần như phản đối mọi cuộc tấn công nhằm vào Syria, và họ không hề muốn có xung đột vũ trang với Nga.


Không quân Nga triển khai ở Syria.

Không quân Nga triển khai ở Syria.

Họ hiểu rất rõ 2 điều hết sức đơn giản: thứ nhất, Thổ Nhĩ Kỳ không cần chiến tranh, chỉ Erdogan cần, và thứ hai, khi Thổ Nhĩ Kỳ thua trận thì Erdogan sẽ đổ lỗi cho quân đội.

Có cả những dấu hiệu của sự bất đồng tại Mỹ liên quan tới việc cuộc chiến này có thể xảy ra. Phe tân bảo thủ ủng hộ Erdogan và đẩy ông ta tới một cuộc chiến giống như họ đã từng làm với Saakshvili, còn Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao nói với Erdogan “hạ nhiệt đi!”.

Còn người Thổ vẫn pháo kích các căn cứ của người Kurd và Syria qua biên giới, và tối thiểu có 2 lần lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ đã vượt qua biên giới.

Từ quan điểm hoàn toàn mang tính quân sự, người Thổ không có lý do gì để tập trung quân đội gần biên giới, tuyên bố rằng họ sẵn sàng đưa quân vào Syria, sau đó dừng lại, tiến hành pháo kích và sau đó cử một vài đơn vị qua biên giới.

Người Thổ cần phải làm gì - đó là bí mật ban bố lệnh sẵn sàng chiến đấu tới các lực lượng của mình và sau đó tấn công, khi người Nga phát hiện thì ngay lập tức người Thổ sẽ phải triển khai chiến đấu kể cả khi chưa kịp điều đủ lực lượng.

Thế mạnh của cuộc tấn công phủ đầu lớn tới mức để tận dụng được thì cần phải bỏ tất cả mọi điều suy tính khác sang một bên.

Người Thổ lại làm điều hoàn toàn ngược lại: họ tuyên bố rùm beng về kế hoạch xâm lược của mình, và khi các lực lượng của họ đã sẵn sàng thì họ dừng ở ngay biên giới và bắt đầu đưa ra nhưng tuyên bố hoàn toàn trái ngược. Không có nguyên nhân gì để lý giải cho việc này.

Vậy điều gây ra tình huống hỗn loạn như hiện nay chính là sự điên rồ của Erdogan, và, nhiều khả năng, có một cuộc chiến nội bộ nghiêm trọng giữa các nhà lãnh đạo chính trị và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.

Hơn nữa, có lẽ mối quan hệ giữa Mỹ và chính quyền Erdogan rất tồi tệ.

Sự việc xấu tới mức cố vấn chính của Erdogan, ông Sheref Malkoch tuyên bố rằng, Thổ Nhĩ Kỳ có thể từ chối cho Mỹ sử dụng căn cứ Indjirlik để không kích IS nếu như Mỹ không chịu gọi YPG (Các đội dân quân tự vệ người Kurd) là tổ chức khủng bố.

Sau đó Erdogan rút lại tuyên bố này của mình, nhưng sự việc thì vẫn còn đó – người Thổ dám công khai hăm doạ Mỹ.

Nếu Erdogan và những cố vấn của mình nghĩ rằng họ có thể công khai hăm doạ một siêu cường như Mỹ thì số phận của họ chỉ còn được tính bằng ngày. Ít ra, tất cả những tuyên bố nhất thời này cho thấy rằng người Thổ sẽ thất bại dưới áp lực do chính họ tự gây ra.

Và việc Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa đưa quân xâm lược Syria là một dấu hiệu nhỏ bé cho thấy có lẽ người Thổ sẽ từ bỏ ý tưởng điên rồ này hoặc chỉ dừng lại ở “cuộc xâm lược quy mô nhỏ” vào sâu trong lãnh thổ Syria vài kilomet.

Giới quân đội, nhiều khả năng, chấp nhận phương án tối thiểu này để giữ thể diện, nhưng Erdogan và những kẻ điên rồ bên cạnh ông ta thì sẽ hành xử thế nào?

Có thể, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nên nhận thấy rằng đất nước đang bị một kẻ điên rồ điều hành và cần phải làm điều gì đó?

Nhưng cả người Nga cũng không dám liều lĩnh, và các lực lượng của họ đã sẵn sàng. Họ công khai đưa Tu-214R – máy bay do thám tiên tiến nhất tới Syria.

Tu-214R có thể coi là hệ thống cảnh báo và kiểm soát trên không cho các lực lượng bộ binh, chiếc máy bay này được sử dụng để theo dõi các trận chiến trên bộ (còn A-50 của Nga đang kiểm soát toàn bộ không phận Syria).


Nga đưa Tu-214R – máy bay do thám tiên tiến nhất tới Syria

Nga đưa Tu-214R – máy bay do thám tiên tiến nhất tới Syria

Ở khu vực phía nam nước Nga, lực lượng không quân-vũ trụ đã tổ chức các cuộc tập trận quy mô lớn với sự tham gia của nhiều máy bay mà có thể được sử dụng trong cuộc xung đột quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ - Su-34. Lực lượng này đã sẵn sàng.

Các lực lượng hải quân đóng tại gần bờ biển Syria đã được tăng cường. Công tác trang bị vũ khí đang được thực hiện. Mọi thứ rõ ràng và dễ hiểu: Người Nga không doạ - họ thực sự đang chuẩn bị cho một cuộc chiến.

Điều này khiến chúng ta phải đặt một câu hỏi: người Nga sẽ làm gì nếu như một lực lượng nhỏ của họ ở Syria sẽ bị tấn công và dồn ép: người Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân hay không?

Ít ra, một phóng viên, Robert Perry đã viết như sau:

“Nguồn tin thân cận với TT Putin nói với tôi rằng, người Nga đã cảnh báo ông Erdogan rằng Moscow sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trong trường hợp cần phải cứu quân đội của mình trước sự tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Xê Út”.

Điều này có đúng với thực tế hay không?

Có đúng là người Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân nếu tình hình tại Syria diễn biến ngày càng xấu đi? Học thuyết quân sự của Nga nêu rất rõ về việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Đây là mục đề cập tới vấn đề này trong Học thuyết quân sự:

27. Liên Bang Nga có quyền được sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả hành động sử dụng vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí sát thương hàng loạt khác để chống lại Nga và (hoặc) các đồng minh, cũng như trong trường hợp khiêu khích Nga bằng loại vũ khí bình thường, khi sự tồn vong của quốc gia gặp nguy hiểm.

Tổng thống Liên Bang Nga là người quyết định về việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

Ở đây không có điều gì bí mật. Khi Nga không bị đe doạ như một quốc gia thì Nga sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân.

Một số người sẽ nói rằng, học thuyết quân sự chính thức là một chuyện, còn thực tế tại Syria là chuyện khác, và nếu như người Thổ chiếm căn cứ Hmeimim thì Nga không còn cách nào khác là sử dụng vũ khí hạt nhân.


Các tổ hợp tên lửa phòng không được Nga triển khai bảo vệ căn cứ đặc biệt quan trọng.

Các tổ hợp tên lửa phòng không được Nga triển khai bảo vệ căn cứ đặc biệt quan trọng.

Từng có một sự kiện với logic tương tự: khi Mỹ triển khai Sư đoàn dù 82 tại Ả Rập Xê Út như một phần của chiến dịch “Lá chắn sa mạc”, Lầu Năm Góc hoàn toàn hiểu được rằng nếu như quân đội Iraq đưa quân tới Ả Rập Xê Út thì Sư đoàn 82 này sẽ bị tiêu diệt.

Hi vọng rằng Không quân và Hải quân Mỹ có thể ngăn chặn được sự tiến quân của người Iraq, nhưng nếu không thì rõ ràng vũ khí hạt nhân sẽ được sử dụng. Nhưng câu chuyện tại Syria hoàn toàn khác.

Thứ nhất, các lực lượng quân sự tại Syria không phải bộ binh phản ứng nhanh như Sư đoàn 82 của Mỹ tại Iraq. Và cả lực lượng vũ trang của kẻ địch tại địa phương cũng hoàn toàn khác.

Thứ hai, lực lượng quân sự của Nga tại Syria có thể nhận được hoả lực trợ giúp và quân tiếp viện từ hạm đội của Nga trên biển Caspi và Địa Trung Hải và lực lượng Không quân ngay trên lãnh thổ của Nga.

Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng – người Nga có thể nhận được sự yểm trợ của QĐ Syria, các lực lượng vũ trang Iraq, Hezbollah và, nhiều khả năng, cả người Kurd tại Syria vừa công khai ra nhập liên minh 4+1 (Nga, Iran, Iraq, Syria và Hezbollah).

Có một điểm quan trọng của liên minh 4+2 (4+1 thêm lực lượng người Kurd tại Syria) mà khiến cho người Thổ phải hết sức cẩn trọng trước khi đưa ra bất cứ hành động nào đó:

Mỗi thành viên của liên minh 4+2 đều có kinh nghiệm quân sự dày dặn và vượt trội so với kinh nghiệm của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại rất giống với quân đội Isarel vào năm 2006 – có nhiều kinh nghiệm khủng bố người dân, và đó không phải là những lực lượng được huấn luyện để triển khai một cuộc chiến thực sự.

Đối với người Thổ, có một rủi ro rất lớn là nếu họ quyết định đưa quân vào Syria thì họ có thể sẽ gặp phải chính cơn ác mộng mà người Isarel đã gặp phải khi đưa quân tới Libang vào năm 2006.

Nhưng hiện giờ các lực lượng vũ trang Syria được Nga yểm trợ đang tiến lên phía trước.

Từ khi cuộc phản công này bắt đầu, người Syria đã kịp giành lại tất cả các cứ điểm chiến lược tại phía tây Syria khi tiến quân một cách chậm chạp nhưng mạnh mẽ, và bây giờ họ đang khiến Raqqa phải lo sợ.

Bản chất của vấn đề: số lượng và khả năng của các lực lượng vũ trang Nga tại Syria đang tăng lên, mức độ hợp tác của các thành viên liên minh 4+2 được tăng cường.

Thêm vào đó là, nếu cần thiết, khả năng Nga sẽ triển khai một trung đoàn lính dù (cơ giới hoá toàn bộ) tại Latakia. Người Thổ sẽ gặp rủi ro lớn nếu như tấn công các lực lượng vũ trang Nga, kể cả nếu Nga không đe doạ sử dụng vũ khí hạt nhân.

Trên thực tế, chưa có một kịch bản nào để Nga có thể sử dụng được vũ khí hạt nhân chiến thuật, ngoại trừ khi Mỹ/NATO tấn công liên lục.

Nói một cách thật lòng, tình hình đang khó tìm được cách giải quyết. Không những thế, khi thoả thuận ngừng bắn sắp sửa được ký kết thì 2 vụ khủng bố liên tiếp xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ và thật dễ dàng buộc tội người Kurd.

Tất nhiên, điều này giống như ai đó rất muốn đưa Thổ Nhĩ Kỳ vào quỹ đạo xung đột vũ trang với Nga.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại