NATO bất lực trước tên lửa chiến lược của Nga

Việc NATO triển khai hệ thống phòng thủ NMD đến châu Âu không mang nhiều ý nghĩa bởi những hệ thống này không có khả năng chống lại Nga.

Thông tin trên đã được hãng RIA Novosti ngày 3/9 dẫn lời Giám đốc Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) Rick Lehner cho biết, theo đó: “Về mặt kỹ thuật, hệ thống phòng thủ tên lửa của chúng tôi thực sự không có khả năng dàn trận chống lại một mối đe dọa từ Nga”. Trong ảnh: Tên lửa RS-24.

Vì vậy ông Rick Lehner cho rằng đề nghị mới đây của một số thành viên NATO về tăng cường sự hiện diện của hệ thống này nhắm mục tiêu vào Nga là không khả thi. Trong ảnh: Tên lửa RS-24.
Hệ thống phòng thủ tên lửa này chỉ có thể giành thắng lợi ở vùng Trung Đông: “Chúng tôi chỉ có thể nói về 48 tên lửa đánh chặn giữa Ba Lan và Romania, trong khi Nga áp đảo hoàn toàn với hàng trăm tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa”, ông Lehner cho biết thêm. Trong ảnh: Tên lửa RS-24.
Sự thừa nhận của ông Lehner khiến việc triển khai hệ thống đánh chặn NMD đến châu Âu hồi tháng 2/2014 của NATO mang tính chất răn đe hơn là thực tế. Theo đó, hệ thống phòng thủ NMD được triển khai tại căn cứ Rota phía Nam Tây Ban Nha để từ đó vừa thực hiện chức năng phòng chống tên lửa, vừa tham gia các hoạt động bảo đảm an ninh hàng hải và các chiến dịch quân sự khác của NATO. Ảnh trong bài: Tên lửa Iskander-M.
Theo ông Fogh Rasmussen, Tổng Thư ký NATO hệ thống NMD được triển khai đủ khả năng che chắn và bảo vệ cho toàn bộ lãnh thổ và người dân các nước trong khối NATO. Tuy nhiên với tuyên bố của ông Rick Lehner, hệ thống phòng thủ của NATO chỉ là tấm bình phong trong chiến lược răn đe Nga.
Dù ông Rick Lehner không nói cụ thể loại tên lửa nào của Nga khiến NATO bất lực nhưng theo một số chuyên gia quốc phòng, đó chính là hệ thống đạn đạo tầm trung Iskander-M và kho tên lửa đạn đạo tầm xa của Nga.
Tên lửa Iskander (định danh NATO gọi là SS-X-26), là tên lửa đạn đạo cấp chiến dịch - chiến thuật hiện đại nhất được trang bị trong Quân đội Nga hiện nay. Khác hoàn toàn với tất cả các chủng loại tên lửa đạn đạo đã từng được biết đến, tên lửa Iskander được chế tạo trên cơ sở công nghệ “tàng hình” độc đáo của riêng người Nga – công nghệ tàng hình plasma.
Theo số liệu của chính các chuyên gia trong Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ, tên lửa Iskander có những tính năng độc nhất vô nhị, khả năng ưu việt và hiệu quả gấp 5-8 lần so với các tên lửa cùng loại của các nước ngoài.
Iskander là tên lửa sử dụng một tầng nhiên liệu đẩy, trang bị hệ thống dẫn đường đầy đủ, chiều dài của tên lửa là 7,2 m, đường kính 0,95 m, trọng lượng phóng 3,8 tấn, đầu đạn nặng 380 kg. Đặc biệt, tên lửa có thể tấn công các mục tiêu của đối phương với độ chính xác CEP chỉ 2 m. Do vậy, Iskander được coi là loại vũ khí quan trọng nhất để Nga có thể mặc cả với phương Tây về hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu.
Đạn tên lửa Iskander được đặt trên xe cơ động, với mỗi xe mang được 2 tên lửa. Có hai biến thể sửa đổi, đó là biến thể Iskander-E cho xuất khẩu, đạt tầm bắn tối đa 280 km, tầm bắn tối thiểu 50 km; biến thể Iskander-M được Quân đội Nga sử dụng, có tầm bắn lên tới 450 - 500 km.
Iskander-M được cho là vũ khí lợi hại nhất của Moscow để có thể nhanh chóng vô hiệu hóa các thành thành phần của hệ thống lá chắn tên lửa của NATO ở Đông Âu trong trường hợp lá chắn tên lửa này đe dọa đáng kể sức mạnh của lực lượng tên lửa răn đe hạt nhân chiến lược của Nga.

Iskander-M có thể mang cả đầu đạn thông thường cũng như đầu đạn hạt nhân và có tầm bắn 500 km. Như vậy, từ Leningrad, tên lửa có thể tiêu diệt các mục tiêu ở Cận Baltic và phía Đông Ba Lan, từ lãnh thổ Belarus – tiêu diệt các mục tiêu ở vùng trung tâm Ba Lan, từ Kaliningrad – tiêu diệt các mục tiêu ở Đức.

 

Sức mạnh tên lửa Iskander-M

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại