Theo thông tin được tờ Jane's Defence Weekly (Anh), với những nhiệm vụ nặng nề đó, đảo Guam sẽ là một căn cứ quân sự tối quan trọng trong “chiến lược tái cân bằng châu Á – Thái Bình Dương” của Tổng thống Mỹ Obama. Trong ảnh: Tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles tại căn cứ ở Guam.
Để thực hiện chiến lược này, ngay từ tháng 4/2013,
Hải quân Mỹ tuyên bố tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles thứ tư mang tên Topeka đến căn cứ Hải quân tại Guam, gia nhập cụm tàu ngầm đã triển khai 3 chiếc trước đó mang tên Chicago, Key West và Oklahoma City.
Trang bị quân sự lớn nhất của căn cứ hải quân Guam là tàu chi viện tàu ngầm Hải quân Mỹ mang tên Frank Cable, nhưng còn chưa rõ phải chăng có kế hoạch triển khai thêm tàu chiến khác đến đảo này hay không. Trong ảnh: Tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles tại căn cứ ở Guam.
Sĩ quan chỉ huy căn cứ hải quân Guam, thượng tá Mike Vaude phụ trách quản lý 5.900 binh sĩ hải quân và quan chức dân sự của Bộ Quốc phòng cùng với 5.000 người nhà binh sĩ cho biết, hiện nay việc thi công dự án hạ tầng tại cảng Apra ở Guam khá chậm chạp.
2 dự án xây dựng chuẩn bị cho việc triển khai Thủy quân lục chiến Mỹ đã chính thức khởi công vào ngày 22/1: Một dự án được lập ở trung tâm chào đón trên bờ và 2 bến sửa chữa lại trị giá 88 triệu USD. Một hợp đồng đầu tư khác trị giá 70 triệu USD cung cấp thiết bị và mở rộng sân bãi cho các bến Syrah, Tanglewood, Unity và Victory, giúp cho cụm đổ bộ dự bị của Thủy quân lục chiến Mỹ có thể tiến hành bốc dỡ. Trong ảnh: Máy bay B-52 tại Guam.
Dự án tiến hành xây dựng lại đối với bến đường thẳng X (X-ray) cũ và phục vụ chưa đạt cũng đã được phê chuẩn trong năm tài khóa 2014, bến này kề sát với kho hàng của cục hậu cần quốc phòng. Một hợp đồng đầu tư 39,7 triệu USD cũng được phê chuẩn vào tháng 6/2014, công trình này sẽ bắt đầu vào cuối năm nay. Thượng tá Mike Vaude cho biết: "Nếu tính toán tất cả, trong vài năm, cảng của Guam sẽ đổi mới rất nhiều". Trong ảnh: Máy bay B-52 tại Guam.
Về lực lượng Không quân ở Guam (cụ thể là căn cứ Andersen), thường xuyên có sự hiện diện của máy bay ném bom chiến lược như B-52, B-1B hay B-2. Tuy nhiên, sự hiện diện này không mang tính lâu dài mà luôn được luân chuyển chu kì 6 tháng/lần. Trong ảnh: Máy bay B-1B tại Guam.
Từ năm 2010 đến nay, Andersen còn được trang bị máy bay không người lái RQ-4 Block 30 Global Hawk. Thực tế cho thấy, những máy bay này đã phát huy tác dụng trong trận động đất Nhật Bản năm 2011 và thảm họa bão tại Philippines năm 2013. Trong ảnh: Máy bay B-1B tại Guam.
Ngoài ra, 4 máy bay tiếp dầu trên không KC-135 mỗi tháng luân phiên 1 lần tại căn cứ. Điều này làm cho khả năng lập kế hoạch chiến lược của không quân Mỹ tăng cao.
Để đối phó với mối đe dọa của Triều Tiên, tháng 4/2013 quân đội Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD tại đảo Guam, hệ thống này nằm ở khu vực Tây Bắc của đảo Guam.
Với việc Bộ quốc phòng Mỹ tập trung di chuyển chiến lược đến khu vực Thái Bình Dương, đảo Guam sẽ trở thành cơ sở hậu cần cho máy bay chiến đấu, tàu chiến của quân đội Mỹ triển khai tại Tây Thái Bình Dương. Điều này làm cho Mỹ có khả năng lên kế hoạch và thực hiện những nhiệm vụ chiến lược. Trong ảnh: Máy bay B-2B tại Guam.