Theo báo cáo của Trung tâm tình báo tên lửa và lực lượng không gian quốc gia Mỹ (NASIC), Trung Quốc đang thực hiện các chương trình phát triển tên lửa đạn đạo một cách tích cực nhất trên thế giới. Hiện Bắc kinh đã đạt được những bước tiến nhanh trong lĩnh vực công nghệ tên lửa. Trong khi đó, theo báo cáo của phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc, những gì đã từng được tiết lộ về tên lửa M-20 trước đây thì nay đã có tên gọi chính thức là Đông Phong (DF-12).
Theo NASIC nhận định, sự thay đổi trong định danh từ M-20 thành DF-12 cho thấy, tên lửa này đang được triển khai cho Quân đoàn pháo binh số 2 của Quân đội Trung Quốc và phục vụ với trọng trách là một loại vũ khí hạt nhân chiến thuật. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa biết được DF-12 có được trang bị các đầu đạn thông thường hay đầu đạn hạt nhân, hoặc là cả 2 loại đầu đạn.
Nhiều chuyên gia nhận định, DF-12 có tính năng thao diễn cao và rất khó bị đánh chặn. Đại diện quân đội Trung Quốc khẳng định, DF-12 có tính năng chiến đấu không thua kém gì tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander của Nga, tầm bắn của DF-12 có thể đạt tới 400km.
Tổ hợp tên lửa đạn đạo mới của Trung Quốc sử dụng hệ thống dẫn đường hỗn hợp GPS/quán tính để giảm sai số vòng tròn đồng tâm (CEP). Tuy không công bố khối lượng cũng như chủng loại đầu đạn có thể trang bị, nhưng với thông tin và hình ảnh được công bố, DF-12 có khả năng mang đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân cỡ nhỏ.
Tuy nhiên trên thực tế, tên lửa đạn đạo Iskander của Nga có nhiều tính năng vượt xa DF-12 của Trung Quốc. Iskander (định danh NATO gọi là SS-X-26), là tên lửa đạn đạo cấp chiến dịch - chiến thuật hiện đại nhất được trang bị trong Quân đội Nga hiện nay. Theo số liệu của chính các chuyên gia trong Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ, tên lửa Iskander có những tính năng độc nhất vô nhị, khả năng ưu việt và hiệu quả gấp 5-8 lần so với các tên lửa cùng loại của các nước ngoài. (Trong ảnh: Tên lửa Iskander)
Iskander là tên lửa sử dụng một tầng nhiên liệu đẩy, trang bị hệ thống dẫn đường đầy đủ, chiều dài của tên lửa là 7,2 m, đường kính 0,95 m, trọng lượng phóng 3,8 tấn, đầu đạn nặng 380 kg. Đặc biệt, tên lửa có thể tấn công các mục tiêu của đối phương với độ chính xác CEP chỉ 2 m. Có hai biến thể sửa đổi, đó là biến thể Iskander-E cho xuất khẩu, đạt tầm bắn tối đa 280 km, tầm bắn tối thiểu 50 km; biến thể Iskander-M được Quân đội Nga sử dụng, có tầm bắn lên tới 450 - 500 km. (Trong ảnh: Tên lửa Iskander)
Iskander được chế tạo trên cơ sở công nghệ “tàng hình” độc đáo của riêng người Nga – công nghệ tàng hình plasma. Vì vậy, theo một số chuyên gia cho biết, tên lửa này rất khó đánh chặn, thậm chí là không thể. (Trong ảnh: Tên lửa Iskander)
Tuy nhiên, với sự ra mắt ấn tượng của tên lửa DF-12 đã đưa nghành công nghệ chế tạo tên lửa của Trung Quốc lên tầm cao mới và buộc phương tây phải công nhận bước tiến vượt bậc của Bắc Kinh trong lĩnh vực này – điều mà trước đây Trung Quốc chưa từng có.
Từ trước tới nay, Bắc Kinh luôn bị cáo buộc “ăn cắp” công nghệ sản xuất tên lửa của những nước có nền công nghệ quốc phòng hàng đầu trên thế giới. Trong đó có tên lửa HQ-2, hiện trong lực lượng quân đội Trung Quốc đang sử dụng số lượng lớn tên lửa HQ-2 (phiên bản copy từ tên lửa S-75 của Nga). (Trong ảnh: Tên lửa DF-12)
Từ những hệ thống tên lửa S-300 và các hệ thống tên lửa mua được của Israel hệ thống Patriot của Mỹ, Trung Quốc đã chắt lọc được những điểm vượt trội về kỹ thuật và thiết kế hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 cho riêng mình. (Trong ảnh: Tên lửa HQ-9)
Trên nền tảng tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ, Trung Quốc đã cho ra mắt tên lửa hành trình Trường Kiếm-10 (CJ-10). (Trong ảnh: Tên lửa CJ-10)
Trên cơ sở của hệ thống tên lửa Buk, Trung Quốc cũng đã sản xuất tổ hợp tên lửa HQ-16 (bản copy không có lisence Shit-1, tổ hợp này cũng đã được chào bán trên thị trường thế giới. (Trong ảnh: Tên lửa HQ-16)
Từ chỗ Bắc Kinh bị cáo buộc là đánh cắp công nghệ tên lửa của nước ngoài, hiện nay Trung Quốc đã có những bước tiến dài trong lĩnh vực này. Hiện Trung Quốc cũng đang phát triển và thử nghiệm các loại tên lửa tấn công, hình, nâng cấp về chất lượng cho các tên lửa và phát triển các phương pháp phòng thủ chống tên lửa đạn đạo. Với bước trưởng thành này, tên lửa chiến lược của Trung Quốc có thể nhắm tới nhiều mục tiêu quan trọng trên đất Mỹ. (Trong ảnh: Tên lửa DF-12)
Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục xin vui lòng gửi về email: [email protected]. Trân trọng!