Các quan chức quân sự cấp cao của Mỹ đều thừa nhận rằng những vũ khí siêu thanh linh động, tốc độ cao của Nga và Trung Quốc đang phát triển đặt ra mối đe dọa với Mỹ, nước đang thiếu các loại vũ khí này, chuyên gia an ninh quốc gia Bill Gertz cho biết.
"Các quốc gia hạt nhân và phi hạt nhân đang chuẩn bị cho việc ứng dụng các không gian mạng, không gian đối kháng và các khả năng bất đối xứng như những tùy chọn để đạt được những mục đích của họ trong các cuộc khủng hoảng và xung đột.
Các công nghệ mới như những tàu lượn siêu thanh đang được phát triển, gây khó khăn cho các phương pháp phòng thủ và cảm biến của chúng tôi," Bill Gertz trích lời Đô đốc Cecil D.Haney, Tư lệnh Bộ chỉ huy chiến lược Mỹ (Stratcom).
Các vũ khí tấn công tầm xa chính xác có khả năng gia tốc vượt qua tốc độ Mach 5 được xem như là siêu thanh.
Điều khiến chúng trở nên nguy hiểm chết người là quỹ đạo không thể dự đoán trước. Chúng hầu như không thể bị đánh chặn bởi các hệ thống phòng thủ tên lửa thông thường.
Vì các vũ khí siêu thanh chưa được đưa vào phục vụ ở bất cứ quốc gia nào trên hành tinh, chúng vẫn còn là "một cái gì đó đáng quan tâm với chúng tôi và có thể là một nội dung để thảo luận trong tương lai", Trung tướng Không quân James Kowalski cho biết.
Các vũ khí siêu thanh có thể mang đầu đạn hạt nhân và tỏ ra rất hữu dụng với các đòn tấn công nhanh toàn cầu
Trong tháng 6, các chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng Nga đã phóng thử nghiệm một máy bay tấn công siêu thanh mới (Yu-71) mà có thể mang các đầu đạn hạt nhân và xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ tên lửa.
Quốc gia này được cho là đang phát triển một vài hệ thống vũ khí siêu thanh, bao gồm cả các tên lửa phóng từ trên không và trên biển.
Theo một số nguồn tin khác, PAK DA - máy bay ném bom tầm xa thế hệ thứ năm thương hiệu mới của Nga hiện đang trong quá trình phát triển có thể được trang bị những vũ khí siêu thanh.
Trung Quốc được cho là đã thực hiện bốn cuộc thử nghiệm các tàu lượn siêu thanh của nước này (HGV), theo tên gọi của Lầu Năm Góc là Wu-14.
Vũ khí này có thể mang theo các đầu đạn thông thường hoặc các đầu đạn hạt nhân và có khả năng trung hòa các lá chắn chống tên lửa của Mỹ. Nó có tốc độ tối đa Mach 10 (khoảng 7.680 dặm mỗi giờ).
Mỹ đang nghiên cứu một thiết bị tương tự, được biết đến với tên gọi Vũ khí Siêu thanh Tiên tiến (AHW) như một phần trong chương trình Tấn công nhanh toàn cầu, không bị kiềm chế bởi Hiệp ước New START năm 2010 với Nga.
Cuối năm 2014, một vũ khí siêu thanh mà Mỹ đang tiến hành thử nghiệm đã phát nổ một vài giây sau khi rời bệ phóng.