Qua 4 lần thử nghiệm thành công liên tiếp, các chuyên gia của Lockheed Martin đã xác nhận rằng việc mô phỏng hệ thống tên lửa LRASM cho phép loại bỏ phần vỏ trước của tên lửa MK 41 khi rời bệ phóng mà không gây tổn hại đến cấu trúc composite, dữ liệu và vỏ ngoài của loại vũ khí này.
Những lần thử nghiệm này là một phần của nỗ lực nhất thế hóa các thiết bị và vũ khí trên hạm của Lockheed Martin cho mục tiêu đảm bảo khả năng ứng phó, phòng thủ trên các chiến hạm của Hải quân Mỹ trong môi trường chiến tranh khi đối phương sử dụng nhiều tên lửa và vũ khí chống tàu nổi.
Hệ thống LRASM hoạt động trên cơ chế tự động với trang bị là các tên lửa chống hạm có điều khiển. Đây là hệ thống được thừa kế những kỹ thuật tiên tiến của hệ thống vũ khí tên lửa không đối đất, không đối hải tầm xa liên hợp (JASSM-ER).
LRASM được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của Không quân và Hải quân Mỹ và Lockheed Martin là hãng chế tạo chịu trách nhiệm chính khi phát triển hệ thống này.
Do được thiết kế có khả năng tàng hình và bán kính chiến đấu lớn, hệ thống LRASM sẽ làm cho đối phương bất ngờ khi tham gia tấn công từ ngoài tầm các hệ thống phòng không.
LRASM là một vũ khí tự hoạt, được dẫn đường để tấn công các chiến hạm của đối phương từ cự li xa dựa trên những thành công đã được Quân đội Mỹ thực hiện trên tên lửa JASSM-ER (biến thể tăng tầm của JASSM) và được thiết kế để đáp ứng những yêu cầu của Hải quân Mỹ và các máy bay của Không quân Mỹ.
Được trang bị một đầu đạn xuyên hoặc đầu đạn nổ mảnh, LRASM có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày đêm.
Các hệ thống mô đun cảm biến đa phổ, đường truyền dữ liệu, hệ thống định vị GPS số hóa tăng cường chống nhiễu giúp nó có thể phát hiện và tấn công phá hủy các mục tiêu cụ thể trong một nhóm tàu chiến của đối phương.
Với khả năng chiến đấu ưu việt này, LRASM được kỳ vọng sẽ là một nền tảng vũ khí tấn công đa năng trong tương lai của Không quân và Hải quân Mỹ.