Mỹ không thể chịu nổi nếu chạy đua hạt nhân với Nga

Thảo Hương |

Chính quyền Obama đang đề nghị Quốc hội cho phép chi khoảng một tỷ đô la mỗi tuần trong năm tài chính bắt đầu từ quý 4 năm nay để bảo vệ Afghanistan, Iraq và các quốc gia khác chống lại các mối đe dọa khác nhau mà họ phải đối mặt. Đó là số tiền là trong yêu cầu của Lầu Năm Góc cho "các hoạt động dự phòng ở nước ngoài".

Vì vậy, hãy đoán xem chính quyền cần bao nhiêu tiền để bảo vệ quốc gia chống lại một cuộc tấn công từ Nga sử dụng tên lửa đạn đạo hạt nhân.

Nga có khoảng 1.600 đầu đạn tên lửa có khả năng phóng tới lãnh thổ Mỹ, và thậm chí nếu chỉ khai hỏa một phần nhỏ trong đó, họ có thể quét sạch mạng lưới điện toán quốc gia, hệ thống tài chính, và rất có thể là toàn bộ nền kinh tế Mỹ.

Câu trả lời là họ đã không đề xuất gì cả. Mặc dù Lầu Năm Góc biết rằng hầu hết những đầu đạn hạt nhân của Nga đang chĩa vào nước Mỹ. Mặc dù họ biết mối quan hệ với Nga xấu đi. Mặc dù họ biết rằng cấp dưới của Tổng Thống Putin đã nhiều lần đe dọa phương Tây với những hậu quả hạt nhân nếu họ vẫn tìm cách ngăn chặn việc sát nhập các vùng đất dọc biên giới của Nga

Vừa qua, ông Putin tuyên bố trong một bộ phim tài liệu kỷ niệm một năm Moscow sáp nhập Crimea rằng ông đã xem xét việc đưa các kho vũ khí hạt nhân vào tình trạng báo động để ngăn cản phương Tây ra các lệnh trừng phạt kinh tế.

Giới quan sát thấy rằng ông đã sẵn sàng cho "những diễn biến xấu nhất có thể" xảy ra.

Trong khi đó, người ta nhận thấy sự thiếu vắng hoàn toàn trong hoạt động phòng thủ của Mỹ để đẩy lui các mối đe dọa hạt nhân có khả năng tiêu diệt nền văn minh của Mỹ trong tương lai gần.

Lời cảnh báo của Nga không phải là lời hù dọa vì Mỹ không có khả năng phòng thủ chống lại các tên lửa đạn đạo tầm xa.

Trong quá khứ, khi cùng Liên Xô chạy đua vũ trang, đặc biệt là vũ khí hạt nhân chiến lược, Mỹ ngay lập tức bắt đầu hoạch định chính sách nỗ lực để xây dựng hệ thống phòng thủ chống lại một cuộc tấn công tên lửa.

Tuy nhiên, Nga vẫn giữ việc phát triển kho vũ khí của mình cho đến những năm 1970, lúc đó họ đã có 40.000 đầu đạn hạt nhân với tất cả các loại và kích cỡ.

Vào thời điểm đó, Washington đã từ bỏ phòng thủ và chỉ cố gắng để làm chậm sự chạy đua vũ trang.

Để Moscow ngừng gia tăng kho vũ khí của mình, Mỹ đã đồng ý ký Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo trong năm 1972.

Cả hai bên đều hiểu nếu tham gia cuộc chạy đua này thì không bên nào tới đích mà tất cả cùng chết.

Điều tốt nhất mà có thể nói về phương pháp này thật ra chỉ mang giá trị tăng chỉ số niềm tin của nhau.

Việc cắt giảm vũ khí dù đã được thực thi đáng kể, nhưng trên thực tế là Nga vẫn còn năng lực đủ mạnh để tiêu diệt cả nước Mỹ.

Liên Xô trong thế kém hơn Mỹ lĩnh vực kinh tế và một số điểm trên bàn cờ thế giới hiểu rằng vũ khí hạt nhân là thứ duy nhất khiến Mỹ phải kiêng dè.

Mỹ hiểu điều đó nên một mặt cùng Liên Xô giảm đầu đạn hạt nhân trong giai đoạn cuối chiến tranh lạnh, một mặt vẫn tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa hạt nhân, đặc biệt trong thời kỳ Ronald Reegan.

Tuy nhiên, những nỗ lực của Reagan để phát triển phòng thủ tên lửa đạn đạo của quốc gia đã bị trật đường rầy bởi sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh, với sự sụp đổ của Liên Xô.

Chương trình phòng thủ tên lửa bị mất đi sự cấp thiết của nó cho đến cuối những năm cuối của nhiệm kỳ Tổng Thống Clinton, chỉ khi có những hiểm họa đang nhen nhúm từ kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

Tổng Thống George W. Bush đã rút lại hiệp ước ngăn Mỹ triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa đan đạo quốc gia, nhưng mối quan tâm của ông quá là tập trung vào Triều Tiên (và đến một mức độ thấp hơn là Iran) - Nga không phải là một trọng tâm của nỗ lực phòng thủ tên lửa khiêm tốn của chính quyền Mỹ thời Tổng Thống George W. Bush.

Chính quyền Obama đã bước theo gót chân của chính quyền đảng Dân Chủ trong quá khứ xem phòng thủ tên lửa quốc gia là: (1) quá khó, (2) quá mắc tiền, và (3) quá bất ổn định.

Cho đến khi Nga bất ngờ có ảnh hưởng trong cuộc khủng hoảng quân sự tại Ukraine. Trước đó, nhóm tham mưu an ninh bảo mật cao cấp của Obama đã chỉ quyết định tập trung vào việc giảm kho vũ khí hạt nhân và chỉ duy trì một lá chắn phòng thủ tối thiểu trên bờ biển phía Tây hướng về Triều Tiên.

Đến mức họ nghĩ rằng hệ thống tên lửa có khả năng xâm lược hạt nhân từ Nga, là chỉ dùng để trả đũa khi sống còn, nói cách khác là chỉ để răn đe.

Điều đó là ngăn cản và làm thui chột "bộ ba" của hệ thống tên lửa trên đất liền và trên biển cộng với máy bay ném bom - được cho là các tính năng và vũ khí quan trọng nhất với vị thế quân sự của Mỹ, bởi vì lý do đơn giản rằng kho vũ khí hạt nhân của Nga là mối đe dọa lớn nhất cho nước Mỹ.

Tuy nhiên, cho đến ngày những cản trở không còn nữa và cần để sử dụng thì các hệ thống phòng thủ chiến lược cao của Mỹ sẽ rất nhàn rỗi vì nó không thể làm bất cứ điều gì để đánh chặn các đầu đạn đến từ Nga.

Tất cả những gì nó có thể làm là phóng và thả cả đống sắt vô dụng lên đất của Nga.

Hệ thống phòng thủ tối thiểu mà chính quyền Obama đã duy trì chống lại mối đe dọa hạt nhân non trẻ của Triều Tiên, được gọi là hệ thống phòng thủ mặt đất Midcourse, có thể có khả năng đánh chặn các đầu đạn tấn công từ bất kỳ hướng nào, nhưng hơn một chục đầu đạn hạt nhân của Nga sẽ lấn át nó.

Vì vậy, Lầu Năm Góc ở đó và có thể phát hiện ra một vụ phóng tên lửa ở Nga gần như ngay lập tức và có thể trả đũa các bằng hỏa lực tàn phá, nhưng bất lực để bảo vệ quốc gia khỏi một cuộc tấn công hạt nhân.

Đây là một chiến lược thiển cận mà cuối cùng dẫn đến thảm họa.

Cái mà nước Mỹ cần là một mạng lưới phòng thủ kiên cố, một lớp bảo vệ chống lại tên lửa đạn đạo của Nga, hoặc ít nhất có thể ngăn chặn cuộc tấn công do một sai lầm chiến lược hoặc tính toán sai lầm.

Mạng lưới bảo vệ mà có lẽ sẽ bao gồm các yếu tố trên đất liền, trên biển và trên không mà có thể giúp cho hệ thống có thể phòng thủ ở hàng loạt vị trí khác nhau và chống lại bất kỳ đầu đạn nào phóng đến.

Sau khi tất cả, nếu bạn có ba lớp bảo vệ, và mỗi lớp có thể đạt 80% hiệu quả, sau đó cuối cùng chỉ có một trong một trăm đầu đạn hạt nhân sẽ vượt qua được lưới phòng thủ và tới được mục tiêu của nó.

Các nhà phê bình phàn nàn rằng một hệ thống như vậy sẽ là cực kỳ tốn chi phí.

Tuy nhiên, ngay cả một chương trình để triển khai phòng thủ tên lửa quốc gia vẫn sẽ rẻ hơn rất nhiều so với những gì người nộp thuế phải chi trả để bảo vệ các trường hợp vô vọng như Afghanistan và Iraq.

Và so sánh với giá trị của tài sản có thể bị phá hủy trong một cuộc tấn công hạt nhân, các chi phí đó thực sự là khiêm tốn - hoặc có thể tương đương với thiệt hại gây ra bởi một vài đầu đạn hạt nhân của Nga.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại