Thông tin trên do hãng tin AP dẫn lời một số quan chức Mỹ cho biết hôm 31/3.
Tuy nhiên, việc này không hề đơn giản, khi những nỗ lực này của Mỹ có vẻ đang làm phức tạp tình hình tại khu vực mà mối quan hệ giữa các quốc gia đang sa lầy trong sự nghi ngờ và thù địch.
Hiện tại, Mỹ vẫn chưa tìm được khách hàng nào khả thi để bán số thiết bị này.
Thông báo của Đại sứ quán Mỹ tại Pakistan cho biết quốc gia Nam Á này đang quan tâm đến việc mua số thiết bị đã qua sử dụng của Mỹ. Theo Đại sứ quán Mỹ, hiện đề nghị của Pakistan đang được cân nhắc nhưng họ sẽ không nhận được bất cứ thiết bị quân sự nào, bao gồm cả các loại xe bọc thép kháng mìn từ Afghanistan.
Một thông báo của Quân đội Mỹ trước đó cũng khẳng định: Pakistan sẽ không được cung cấp bất cứ thiết bị nào được bán từ Afghanistan.
Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với hãng AP, Mark Wright, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết Mỹ có thể bán lại số thiết bị trên cho các “quốc gia lân cận” vì chi phí vận chuyển chúng trở lại Mỹ rất tốn kém.
Trong số các thiết bị được chào bán có 800 xe MRAP. Việc bán chúng sẽ giúp Mỹ tiết kiệm được tới 500 triệu USD và thu được lợi nhuận hàng trăm triệu USD. Các xe MRAP đã được quân Mỹ sử dụng tại Iraq và Afghanistan để đối phó với các cuộc phục kích bằng bom của phiến quân rải trên đường, khiến hàng trăm binh sĩ thiệt mạng.
Theo thống kê của hãng tin AP, ít nhất 2.176 quân nhân Mỹ đã thiệt mạng tại Afghanistan kể từ khi Mỹ tấn công quốc gia này vào cuối năm 2011. Rất nhiều trong số họ đã thiệt mạng do bom rải trên đường.
Có vẻ như Pakistan, quốc gia láng giềng với Pakistan, sẽ không được cung cấp bất cứ chiếc nào trong số 800 xe MRAP đang được Mỹ chào bán, mặc dù bom rải trên đường là một trong những loại vũ khí được phiến quân Pakistan sử dụng rất nhiều.
Trong một diễn biến liên quan, tờ Defense News của Ấn Độ đưa tin nhằm tránh lặp lại vụ việc đã khiến 16 nhân viên an ninh bán quân sự thiệt mạng tại Chhattisgarh, chính phủ Ấn Độ đã quyết định đề nghị với Washington về việc mua các xe MRAP đã qua sử dụng của Mỹ tại Afghanistan.
Một nguồn tin từ Bộ ngoại giao Ấn Độ cho biết Mỹ từng đề nghị cung cấp cho Ấn Độ loại xe MRAP vài năm trước. Vào thời điểm đó, Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay loại xe này sẽ giúp vận chuyển binh sĩ, cũng như bảo đảm mức độ an toàn khi tuần tra trên các con đường ở Chhattisgarh.
Hiện chưa có phản hồi từ Mỹ về thông tin này.
Xe bọc thép MRAP khác biệt so với các dòng xe thiết giáp thông thường ở kết cấu đáy hình chữ V giúp phân tán sức công phá của các khối thuốc nổ, mìn gài trên đường. Ngoài ra, các thiết kế về vị trí ngồi của binh sĩ đổ bộ, cho lái xe và bánh xe cũng được tối ưu hóa cho khả năng sống sót của kíp lái. Thực tế tại Afghanistan và Iraq đã chứng minh MRAP có thể bị hư hỏng tới không thể sửa chữa, nhưng nhiều kíp lái vẫn sống sót.
Ngoài tính năng chống mìn, MRAP còn được bọc giáp chống lại các dòng đạn bộ binh cỡ nhỏ và module điều khiển vũ khí tự động giúp kíp lái có thể tác chiến khi vẫn ngồi trong xe.