Mỹ bóc mẽ tàu sân bay hạt nhân Trung Quốc

Chúc Sơn |

Theo tuyên bố của Trung Quốc, tàu sân bay nội địa đầu tiên của nước này sẽ được trang bị 4 động cơ hạt nhân, tuy nhiên người Mỹ không tin vậy.

Trung Quốc tự tin

Hãng tin Reuters dẫn nguồn thạo tin cho hay Bắc Kinh đang bí mật triển khai dự án tàu sân bay nội địa tại thành phố biển Đại Liên, thuộc tỉnh Liêu Ninh.

Quá trình đóng tàu sân bay dự kiến sẽ mất 6 năm và giới chức Trung Quốc tuyên bố nước này đã quyết định phải sở hữu ít nhất 4 chiếc hàng không mẫu hạm từ nay cho đến năm 2020.

Trong khi đó, tạp chí Military Parade có trụ sở tại Moscow, Nga dẫn nguồn từ Hải quân Trung Quốc hé lộ những thông tin chi tiết đầu tiên về dòng tàu sân bay nội địa bí ẩn của Trung Quốc.

Theo tạp chí này, tổng cộng có 2 dự án đóng tàu đang được triển khai song song với một chiếc ở Đại Liên và chiếc còn lại ở Thượng Hải. Cụ thể, tàu sân bay ở Đại Liên được gọi là 001A, do Tập đoàn đóng tàu Trung Quốc thực hiện tại một xưởng bí mật.

Những tàu này sẽ được trang bị máy phóng thủy lực và lớn hơn tàu sân bay đầu tiên của nước này là Liêu Ninh.

Trong khi đó, chiếc thứ hai mang số 002 đang được đóng tại xưởng tàu Giang Nam trên đảo Trường Hưng thuộc Thượng Hải. Kích thước của chiếc 002 sẽ tương tự như tàu sân bay USS Kitty Hawk của Mỹ với độ choán nước 61.351 tấn, lớn hơn 5% so với 001A.


Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.

Theo tuyên bố của Trung Quốc, những chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên của nước này được trang bị 4 lò phản ứng hạt nhân với sức mạnh tương đương các lớp tàu sân bay của Mỹ.

Military Parade đưa tin tàu 002 của Trung Quốc sẽ được trang bị 4 máy phóng thủy lực để phóng máy bay trong khi chiếc 001A chỉ có 2 máy.

Ngoài ra, 001A nhiều khả năng sẽ được đặt tên chính thức theo tỉnh Sơn Đông và có thể bắt đầu gia nhập lực lượng hải quân Trung Quốc sớm nhất vào năm 2018.

Mỹ hoài nghi khả năng của Trung Quốc

Dù Trung Quốc đang rất tự tin về khả năng chế tạo tàu sân bay động cơ hạt nhân của mình nhưng theo đánh giá của các chuyên gia Mỹ, Trung Quốc chưa đủ khả năng làm được điều này.

Nhận định này được trang "Lợi ích quốc gia" Mỹ ngày 29/9 đăng bài viết "Trung Quốc không có năng lực chế tạo tàu sân bay động cơ hạt nhân có thể tiến hành tấn công mang tính hủy diệt" của tác giả Dave Majumdar.

Bài báo cho biết, nhìn vào hình ảnh vệ tinh, Trung Quốc có thể đã bắt đầu chế tạo tàu sân bay thứ hai.

Theo đó, mặc dù Trung Quốc có thể đang chế tạo tàu sân bay mới, chỉ có điều tàu sân bay do họ tự chế có thể phải nhỏ hơn nhiều tàu sân bay động cơ hạt nân lớp Nimitz hoặc tàu sân bay động cơ hạt nhân lớp Ford 100.000 tấn của Hải quân Mỹ.

Tàu chiến này của Trung Quốc có thể là một tàu sân bay động cơ thông thường tương đối nhỏ, lắp động cơ hơi nước hoặc diesel. Bài viết cho rằng, nguyên nhân rất đơn giản.

Trung Quốc không có kinh nghiệm thiết kế và chế tạo tàu chiến cỡ lớn có thể tích tương đương tàu sân bay hoặc tàu tấn công đổ bộ. Họ thiếu công nghệ cần thiết thiết kế và chế tạo hệ thống đẩy của loại tàu chiến này.

Ngoài ra, khả năng luyện kim chế tạo thân tàu của Trung Quốc lạc hậu so với nước khác.

Còn về máy phóng, Hải quân Mỹ đã bỏ ra nhiều năm mới hoàn thiện được máy phóng hơi nước, trong khi đó, máy phóng điện từ trên tàu sân bay động cơ hạt nhân lớp Ford vẫn chưa hoàn tất thử nghiệm.

Đặc biệt, các kỹ sư Trung Quốc còn thiếu kinh nghiệm thực tế về các kỹ thuật liên quan. Người Trung Quốc thực sự không có công nghệ chế tạo tàu sân bay động cơ hạt nhân.

Cuối cùng bài viết kết luận, nhiều khả năng Trung Quốc có lẽ sẽ tìm cách bắt chước tàu sân bay USS Enterprise CVN-65 nghỉ hưu gần đây của Mỹ.

Tàu sân bay này sử dụng lò phản ứng hạt nhân của 8 tàu ngầm (hiện nay, Trung Quốc đang chế tạo lò phản ứng hạt nhân hiện đại cho hạm đội tàu ngầm của họ).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại