Mon men đến vùng Vịnh, Trung Quốc ngăn Mỹ xoay trục?

An Nhiên |

Lần đầu tiên lực lượng tàu ngầm Trung Quốc đi qua Ấn Độ Dương, áp sát khu vực vùng Vịnh, vốn gồm nhiều đồng minh của Mỹ.

Hành trình trên được Trung Quốc thực hiện vào tháng 9 vừa qua nhằm phục vụ cho cuộc tập trận 5 ngày với hải quân Iran. Trong số các tàu ngầm, có Changzheng 2, một tàu ngầm hạt nhân lớp Hán, Type 091 tới Sri Lanka và vùng Vịnh.

Theo báo cáo của Viện hải quân Mỹ, hải quân Trung Quốc sở hữu 77 tàu tấn công mặt nước, hơn 60 tàu ngầm, 55 tàu đổ bộ và khoảng 85 tàu nhỏ trang bị tên lửa. Trong số tàu ngầm trên có cả những chiếc chạy bằng nhiên liệu thông thường đã lạc hậu và các tàu ngầm hạt nhân có thể mang tên lửa đối hạm.

Nước cờ mới để Mỹ 'chiếu tướng' Trung Quốc Nước cờ mới để Mỹ "chiếu tướng" Trung Quốc

Năng lực đánh chặn tên lửa mới có thể bảo vệ Hải quân Mỹ trước các mối đe dọa từ Trung Quốc ở Thái Bình Dương.

Trong số này, uy lực nhất là 3 chiếc tàu ngầm Type 094, có khả năng mang theo tên lửa đạn đạo JL-2 thế hệ hai. Đây là các tên lửa liên lục địa có tầm bắn 8000 km.

Thông tin tàu ngầm Trung Quốc vượt qua eo biển Malacca giữa Malaysia và Indonesia để tiến sang Ấn Độ Dương, và Vùng Vịnh được đánh giá là một bước tiến lớn nữa của hải quân nước này trong tiến trình hiện đại hóa và vươn tầm ảnh hưởng ra toàn cầu.

Hồi đầu năm nay, một bản báo cáo của hải quân Mỹ ước tính hải quân Trung Quốc đang sở hữu các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo đầu đạn hạt nhân có thể vươn tới Mỹ từ giữa Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, theo giới quan sát, động thái của Trung Quốc không chỉ đơn thuần là phô trương lực lượng mà còn nhằm mục đích tạo ra một đối trọng với chính sách xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ, đặc biệt là việc Mỹ can dự vào Biển Đông.

Tướng TQ hung hăng: Tên lửa DF-21 có thể 'đuổi' Mỹ về Guam Tướng TQ hung hăng: Tên lửa DF-21 có thể "đuổi" Mỹ về Guam

Vị tướng TQ ngạo mạn tuyên bố rằng sẽ là khôn ngoan nếu Mỹ rút quân từ chuỗi đảo thứ nhất về đảo Guam ở Thái Bình Dương để tránh những thiệt hại từ tên lửa đạn đạo của TQ.

Vùng Vịnh có vị trí chiến lược quan trọng trên toàn cầu, là nơi Mỹ có lợi ích chiến lược mà quốc gia này sẵn sàng đổ máu để bảo vệ. Khi Trung Quốc mon men đến đây, chắc chắn Mỹ không thể không cảnh giác, nhất là khi Trung Quốc lại tăng cường bắt tay với Iran, nước từng bị coi là kẻ thù số một của Mỹ. Khi Trung Quốc trở thành đồng minh thân cận của Iran, nó sẽ trở thành mối đe dọa đối với Mỹ và đương nhiên Washington sẽ phải điều phối lực lượng để đối phó mà không thể dành toàn bộ tâm sức cho chiến lược xoay trục về châu Á-Thái Bình Dương nữa.

Đáng lưu ý, khi sự phụ thuộc của Mỹ vào dầu mỏ ở Trung Đông giảm đi và sự phụ thuộc của Trung Quốc lại ngày càng tăng thì động thái tiến lại gần vùng Vịnh và thiết lập quan hệ gần gũi với Iran sẽ giúp Trung Quốc tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vàng đen này hơn.

Vậy là "một mũi tên trúng nhiều đích", Trung Quốc đang trên đường trở thành một đối thủ đáng gờm của Mỹ tại vùng Vịnh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại