Ngày 16/4, một chiếc trực thăng hạng nặng CH-53E của Quân đội Mỹ bị rơi gần với biên giới Triều Tiên trong khi đang tiến hành tập trận với Hàn Quốc. Tính đến ngày 16/4, CH-53E đã xảy ra 19 tai nạn và sự cố, trong đó có 14 vụ gây chết người, làm gần 100 lính Mỹ thiệt mạng.
Khi gặp nạn, chiếc CH-53E đã hạ thấp độ cao và chuẩn bị hạ cánh nên toàn bộ 21 phi hành đoàn cùng 16 lính Mỹ đã may mắn thoát nạn. Hiện phía Mỹ vẫn chưa cho biết nguyên nhân nào khiến chiếc trực thăng vốn là niềm kiêu hãnh của Mỹ bị rơi.
Chiếc CH-53 Super Stallion và lính hải quân đánh bộ gặp nạn này thuộc một đơn vị của Đơn vị Hải quân đánh bộ Viễn chinh số 31 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương vừa được triển khai từ Okinawa, Nhật Bản, đến Hàn Quốc tham gia diễn tập “Đại bàng Non”.
Được xem là trực thăng vận hạng nặng, tính tới thời điểm này CH-53E Super Stallion vẫn được xem là loại trực thăng lớn nhất, nặng nhất từng được nghiên cứu, sản xuất và sử dụng trong quân đội Mỹ. Trực thăng bắt đầu được đưa vào biên chế cho Lực lượng Hải quân đánh bộ Mỹ từ năm 1983, khi 4 chiếc CH-53E được triển khai trên tàu đổ bộ USS Iwo Jima.
Ngoài các phi đội trực thăng CH-53E Super Stallion được biên chế cho Hạm đội Thái Bình Dương và Hạm đội Đại Tây Dương, Lực lượng thuỷ quân lục chiến Mỹ cũng sử dụng vận tải cơ loại này cho một số phi đội hậu cần, huấn luyện và thử nghiệm.
CH-53 Super Stallion chủ yếu được Lực lượng thuỷ quân lục chiến Mỹ sử dụng trong các chiến dịch đổ bộ, trực thăng vận nhằm vận chuyển và di rời các trang thiết bị vũ khí hạng nặng phục vụ nhiệm vụ chiến đấu.
Các thông số về trực thăng CH-53E Super Stallion: Chiều dài 30,2 m, đường kính cánh quạt 24 m và cao 8,46 m. Tốc độ bay đạt 278 km/giờ, trần bay 5.640m, với phạm vi hoạt động 1.000km. Phi hành đoàn gồm 5 người, trong đó có 2 phi công và 3 pháo thủ.
CH-53E có thể hoạt động trên các tàu sân bay và tàu vận tải đổ bộ, với nhiệm vụ vận chuyển các máy bay, trực thăng, xuồng đổ bộ hoặc các phương tiện chiến đấu và lực lượng đổ bộ Mỹ.
Trực thăng CH-53E có thể mang được trọng tải hàng hóa đến hơn 13,6 tấn hoặc 55 lính đổ bộ. Khả năng tải các thiết bị được móc, kéo bên ngoài có thể lên tới hơn 16,3 tấn.
CH-53E được trang bị 3 động cơ phản lưc cánh quạt đẩy T64-GE-416 của General Electric, được trang bị 2 bình nhiên liệu (có khả năng tự “vá” lỗ rò ở hai bên sườn) có dung tích 1.192 lít và 1 bình nhiên liệu bên trong có dung tích 1.465 lít.
Ngoài ra, trực thăng còn được trang bị các thiết bị hỗ trợ tiếp dầu trên không và tiếp nhiên liệu từ các tàu nổi phía dưới khi hoạt động đường dài.
Trực thăng CH-53E được trang bị hệ thống kiểm soát bay tự động Hamilton Sundstrand (AFCS) với 2 máy tính số; hệ thống khảo sát độ cao và phía trước (Attitude and Heading Reference System); hệ thống định vị toàn cầu Rockwell Collins GPS 3A và 1 hệ thống radar AN/APN-217 Doppler của Northrop Grumman.
Trực thăng có thể hoạt động tốt cả ban đêm và trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, do được trang bị hệ thống quan sát ban đêm AN/AVS-6 NVG, thiết bị quan sát hồng ngoại phía trước AAQ-29A (FLIR) và hệ thống thông tin liên lạc sóng radio chiến thuật Rockwell Collins AN/ARC-210.
Để xứng đáng với niềm tự hào của quân đội Mỹ, trực thăng CH-53E được trang bị hệ thống kiểm soát bay tự động Hamilton Sundstrand (AFCS) với 2 máy tính số; hệ thống khảo sát độ cao và phía trước (Attitude and Heading Reference System); hệ thống định vị toàn cầu Rockwell Collins GPS 3A và 1 hệ thống radar AN/APN-217 Doppler của Northrop Grumman.
Buồng lái của phi công tương thích với hệ thống quan sát ban đêm AN/AVS-6 NVG cho phép kíp lái có thể tiến hành các hoạt động, chiến dịch bay trong đêm dưới điều kiện thời tiết khắc nhiệt.
Mặc dù không phải là trực thăng chuyên tấn công nhưng CH-53E cũng được trang bị 3 súng máy 50 BMG 12,7 mm gắn ở bên sườn và phía trước, súng máy GAU-21/A, và hệ thống phóng vật gây nhiễu và pháo sáng.
Hình ảnh trực thăng CH-53E: