Chiến hạm ven biển USS Independence LCS-2 là sản phẩm công nghệ cao của hải quân Hoa Kỳ được đặt hàng thiết kế và sản xuất bởi tập đoàn General Dynamics. Đây là mẫu tàu chiến mang đặc trưng của lớp hạm nổi tác chiến ven bờ.
USS Independence (LCS-2) được mệnh danh là tàu chiến “hấp dẫn nhất” của Hải quân Mỹ. Đây cũng là tàu chiến kiêm tàu sân bay hạng nhẹ, có thiết kế ba thân đầu tiên của Mỹ. Là chiếc tàu chiến thứ sáu mang tên Independence, LCS-2 kế thừa vẻ đẹp cũng như sức mạnh của lớp tàu nổi tiếng này. Thân tàu được thiết kế bằng nhôm.
Được thiết kế bởi tập đoàn General Dynamics và chế tạo bởi Austal USA, USS Independence (LCS-2) chính thức phục vụ trong biên chế hải quân Mỹ từ ngày 16/01/2010.
Với thiết kế ba thân, USS Independence (LCS-2) có boong rất rộng, lên tới 1.030 m2, đủ sức chứa hai trực thăng Seahawk SH-60, nhiều máy bay trinh sát hoặc một trực thăng CH-53 Sea Stallion.
Bong tàu còn có 4 làn khác nhau, chứa được nhiều đơn vị xe thiết giáp Stryker, Humvees và binh lính.
Tàu có chiều dài 127m; Lượng giãn nước: 2,784 tấn; Chiều ngang: 31,6 mét; Mớn nước: 3,96 mét.
Động cơ: 2 tubine khí, 2 động cơ dầu diesel MTU Friedrichshafen 8000 Series/ 4 động cơ phản lực nước Azimuth thruster; 4 máy phát diesel. Tốc độ tối đa 90 km/giờ.
Tàu được trang bị hệ thống tác chiến điện tử: EDO ES-3601 ESM/ 4 thiết bị phóng sợi gây nhiễu SRBOC.
Vũ khí: Súng máy Mk 110 cỡ nòng 57 mm của BAE System; 4 súng máy caliber 50 (bố trí 2 trước, 2 sau); bệ phóng tên lửa Evolved SeaRam 11.
Mk 110 cỡ nòng 57 mm dựa trên pháo dành cho Hải quân 57mm Mk3 của Bofors-Thụy Điển. Pháo hoàn toàn tự động được liên kết với một hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số. Tốc độ bắn một loạt: 220viên/phút.
Tàu được trang bị hệ thống Evolved SeaRam 11, với sức mạnh là sự kết hợp công nghệ từ Phalanx CIWS và bệ phóng RAM. Bệ phóng bao gồm 11 tên lửa.
Tên lửa có chiều dài:2,83m; đường kính 12 cm, sải cánh 43,75cm, trọng lượng tên lửa 73,5kg với đầu đạn 10kg, tốc độ siêu âm. Thiết bị cảm ứng: radar tìm kiếm Ku-band kỹ thuật số, radar theo dõi Ku-band, Pulse Doppler, Monopulse, FLIR: LWIR; ESM: Tích hợp ESM của tầu. Góc nâng của bệ phóng: -10độ đến 80độ.
Máy bay đi kèm: 2 trực thăng MH-60R/S Seahawks, trực thăng không người lái MQ-8 Fire Scout.
Tàu được một thang máy cực lớn (cỡ 6,1 x 6,1m) vận chuyển trực tiếp các container từ khoang chứa lên boong tàu, từ đó giúp LCS-2 có khả năng vận chuyển và trao đổi hàng hóa cùng máy bay khi đang hoạt động trên biển. (Buồng điều khiển)
Việc Nhật và Mỹ hợp tác đóng tầu tam thể với sức mạnh khủng khiếp trong bối cảnh tranh chấp trên biển Hoa Đông liên quan đến chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tiếp tục leo thang khi cả hai bên vẫn giữ nguyên lập trường của mình là thông tin khiến Trung Quốc lo lắng.
Căng thẳng giữa Trung Quốc với Nhật Bản trở nên gay gắt khi ngày 20/1, Nhật Bản tuyên bố sẽ bắn cảnh báo và dùng các biện pháp khác để ngăn chặn máy bay nước ngoài xâm phạm không phận. Đây là phản ứng mới nhất của Tokyo trong tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc liên quan quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Đáp lại tuyên bố của Nhật Bản, Trung Quốc khẳng định: “Bắn đạn lửa vạch đường là một hành động khiêu khích. Đó sẽ được coi là hành động nổ súng đầu tiên. Nếu Nhật Bản dám bắn đạn lửa vạch đường, đồng nghĩa với việc nổ phát súng đầu tiên, Trung Quốc sẽ không thể không phản ứng và sẽ không để họ bắn đến phát đạn thứ hai”.
Rõ ràng thông tin Nhật – Mỹ hợp tác đóng tầu tam thể được đưa ra vào thời điểm nhạy cảm khi tranh chấp Trung – Nhật đang diễn ra căng thẳng và có thể dẫn đến một cuộc đụng độ vũ trang. Động thái này làm cho tầu tam thể tiếp tục trở thành chủ đề được dư luận hết sức quan tâm.