Mìn thông minh của Nga: Đài truyền hình Zvezda ngày 20/11 cho biết các nhà sản xuất vũ khí của Nga hiện đang hoàn thiện một loại mìn sát thương thông minh hoàn toàn mới mang tên Medalyon POW-3 có não điện không bị thối ngòi và nhận diện được mục tiêu. Trong ảnh: Mìn chống trực thăng của Nga.
Theo giới thiệu, khi được kích hoạt mìn Medalyon POW-3 sẽ bắn ra những mảnh kim loại hình ngôi sao theo hình vòng cung 360 độ theo phương nằm ngang cùng lúc giảm thiểu tác động ra bên ngoài tầm nổ của loại mìn sát thương này.
Sự khác biệt lớn nhất của loại mìn này với mìn thông thường chính là bộ não điện tử của nó có khả năng loại bỏ lỗi mìn bị nổ sớm hoặc thối ngòi. Trong ảnh: Mìn chống trực thăng của Nga.
Zvezda dẫn phát biểu của Giám đốc Viện nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Nga, ông Igor Smirnov cho biết rằng ngay cả khi đối phương thoát khỏi Medalyon POW-3 anh ta sẽ không bao giờ có thể biết loại mìn này hoạt động như thế nào.
Mìn của Nga được gắn vi mạch điện tử siêu thông minh nên rất khó vô hiệu hóa ngòi nổ. Trong ảnh: Mìn chống trực thăng của Nga.
Trong khi đó, theo Trưởng phòng nghiên cứu đạn, mìn và rà phá bom mìn trực thuộc Viện nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Nga, Mikhail Zhukov cho biết nhờ bộ não điện tử được cài đặt trong mìn, nên thời gian tự nổ có thể cài đặt, thay đổi hoặc hủy bỏ tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Trong ảnh: Mìn chống trực thăng của Nga.
Sự thông minh của Medalyon POW-3 là có thể phân biệt rõ binh lính với dân thường và nó chỉ phát nổ khi bị một binh sĩ đối phương chạm phải.
Hiện nay, Medalyon POW-3 đã trải qua thí nghiệm thực tế và sẽ sớm phục vụ trong lực lượng vũ trang Nga, nguồn tin cho biết. Trong ảnh: Mìn chống trực thăng của Nga.
Trước khi Nga kịp ứng dụng mìn Medalyon POW-3 vào thực tế thì người Mỹ đã đưa vào sử dụng mìn thông đặc biệt của mình mang tên XM-7 Spider - loại mìn hoàn toàn không gây nguy hiểm cho con người khi bị thất lạc.
Hoạt động của XM-7 Spider về cơ bản tương tự các loại mìn chống bộ binh thông thường. Mỗi hệ thống bao gồm 63 block kiểm soát nổ (MCU).
Phần giữa của XM-7 Spider (phần lớn nhất) chính là MCU. 6 xi-lanh màu xanh bao quanh là các bình chứa hơi cay, gel dính và thuốc nổ với liều lượng có thể gây chết người.
Nhờ cách bố trí vòng tròn các xi-lanh nên mìn XM-7 Spider có tác dụng đa hướng (360 độ). Ngoài ra, hệ thống XM-7 còn có thể tích hợp 6 mìn Claymore thông qua một block đồng bộ. Mìn XM-7 được đặt ở các vị trí kín nhất có thể.
Người điều khiển ở cự ly tối đa cách bãi mìn 3,8 km có thể điều khiển MCU (hoặc cả 63 MCU trong hệ thống) bằng một máy tính xách tay thông qua các bộ dây dẫn (gồm 6 dây) tới mỗi XM-
Khi một trong các dây dẫn bị lay động, MCU sẽ gửi tín hiệu thông báo cho người điều khiển, người này sẽ phát lệnh nổ một hoặc nhiều mìn cùng lúc.
Mỗi MCU có thể hoạt động được 30 ngày với lượng pin cung cấp 1 lần. Khi mìn ở trạng thái hoạt động, nó sẽ thường xuyên phát tín hiệu đã được mã hóa về tọa độ của mình thông qua 1 con chip GPS tích hợp trong đó, nhờ vậy, người điều khiển có thể kiểm soát được vị trí của các thiết bị trị giá 5000 USD này.
Bên cạnh đó, khi hết pin, MCU sẽ tự động vô hiệu hóa mìn. Cho nên, trong trường hợp bị thất lạc, XM-7 sẽ hoàn toàn vô hại, không gây nguy hiểm cho con người.
XM-7 Spider đã giải quyết triệt để được các vấn đề liên quan đến khả năng nổ tự phát của mìn.
Chúng được kiểm soát một cách chặt chẽ về vị trí, cho nên, XM-7 Spider sẽ không gây nguy hiểm cho “quân ta”.
Sau khi chiến tranh kết thúc, XM-7 sẽ dễ dàng được thu hồi, hoặc nếu có bị thất lạc, chúng cũng sẽ tự động vô hiệu hóa, cho nên loại mìn này sẽ không trở thành mối đe dọa tiềm ẩn về sau cho dân cư.
Đồng thời, trong trường hợp một trong các dây dẫn bị đứt, mìn cũng không tự phát nổ, vì lệnh nổ là do người điều khiển kiểm soát.
Mìn XM-7 Spider đã giải quyết thành công nhiều vấn đề mang tính nhân văn trong các cuộc xung đột vũ trang và được xem là một trong những thứ vũ khí thông minh của Quân đội Mỹ hiện nay.