Phó tổng giám đốc tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport Sergei Goreslavsky cho biết, hệ thống tên lửa phòng không Nga dự kiến lần đầu quảng bá ra thị trường quốc tế là hệ thống Verba do công ty chế tạo khoa học KBM sản xuất.
Ông Goreslavsky cho biết: "Nga có truyền thống là một trong các nước chế tạo vũ khí phòng không hàng đầu thế giới, trong đó có các hệ thống tên lửa vác vai.
Chúng tôi tự tin rằng, tên lửa Verba sẽ thu hút được sự quan tâm của quân đội Ấn Độ và các đối tác của chúng tôi ở Đông Nam Á cũng như ở những khu vực khác".
Thông tin Nga sẵn sàng xuất khẩu tên lửa Verba có thể trở thành nguy cơ lớn không chỉ với máy bay máy bay trực thăng mà nó còn trở thành nguy cơ lớn với cả máy bay tàng hình của Mỹ bởi theo giới thiệu từ nhà sản xuất, Verba có khả năng miễn nhiễm với mọi biện pháp đối phó điện tử, mồi bẫy nhiệt và có thể bắn hạ tiêm kích tàng hình.
Phát ngôn viên Bộ quốc phòng Nga trong một cuộc phỏng vấn cho hay, tên lửa phòng không Verba không chỉ được trang bị cho các lữ đoàn bộ binh cơ giới. Nó còn được trang bị cho cả các đơn vị đổ bộ đường không và lực lượng lính thủy đánh bộ Nga.
Ông này cho biết thêm rằng, xét về tính năng kỹ-chiến thuật, 9K333 Verba ưu việt hơn tất cả các hệ thống tên lửa phòng không vác vai di động (MANPADS) hiện có trong trang bị của quân đội Nga như 9K310 Igla-1, 9K38 Igla, 9K338 Igla-S, cũng như các loại tương đương chúng của nước ngoài như Stinger Block 1 của Mỹ hay QW-2 của Trung Quốc.
Sự khác biệt chính giữa tên lửa Igla và Verba thế hệ mới là nó được trang bị thế hệ đầu tự dẫn hồng ngoại đa quang phổ - GOS (trong khi đó Igla-S chỉ sử dụng đầu dẫn 2 phổ).
Tên lửa 9K333 có thể phân biệt chính xác các mục tiêu ngay cả khi bị tác động bởi hệ thống mồi bẫy nhiệt thụ động.
Các tên lửa Verba xác định mục tiêu của mình với đầu dẫn GOS, vì vậy nó có thể phân biệt được mục tiêu ngay cả trong trường hợp đối phương cố tình gây mù đầu dẫn của MANPADS bằng cách sử dụng tia laser.
Bên cạnh đó, đầu dò hồng ngoại mới của Verba có thể tìm được cả mục tiêu có mức bức xạ thấp, như máy bay hay tên lửa hành trình. Thậm chí cả với các máy bay trực thăng đã được gắn thiết bị tản nhiệt từ động cơ.
Verba không chỉ có khả năng phát hiện ra nguồn nhiệt từ động cơ máy bay mà còn tìm theo nguồn nhiệt phát ra từ cánh quạt lẫn thân máy bay trong suốt quá trình di chuyển trên không.
Đây chính là một trong những điểm khác biệt cơ bản của Verba và Igla, nó cho hiệu suất cao hơn nhiều so với các đầu dẫn thế hệ cũ. Ngoài ra phạm vi và độ cao tấn công của Verba cũng được tăng đáng kể.
Nó có phạm vi tấn công hiệu quả lên tới 6,5km, độ cao 4,5km, trong khi đó tên lửa Igla tiền nhiệm chỉ đạt độ cao 3,5km và quan trọng hơn nữa là chúng vượt trội hoàn toàn so với tên lửa phòng không di động Stinger của Mỹ chỉ có phạm vi tấn công 4,8km và với độ cao 3,8km.
Đa số các tên lửa MANPADS thế hệ mới đều được tích hợp hệ thống điều khiển tự động (ACS) ở pha cuối, nó đều có thể được sử đụng chỉ cho một tên lửa phòng không hay cả tổ hợp phòng không.
Việc sử dụng ACS không chỉ phụ thuộc vào dữ liệu từ hệ thống radar mặt đất mà còn có thể tiếp cận với dữ liệu từ các máy bay cảnh báo sớm trên không, với chế độ truyền tải và chia sẻ dữ liệu hoàn toàn tự động cho toàn bộ tổ hợp phòng không.
Theo Bộ quốc phòng Nga, các tính năng trên của Verba có tính năng tương tự như các thiết bị cùng loại của Mỹ và Pháp.
Những quốc gia nổi tiếng với khả năng hệ thống tự động hóa trong chỉ huy các hoạt động quân sự. Tuy nhiên mẫu tên lửa phòng không vác vai di động Verba của Nga vẫn có điểm vượt trội hơn so với những quốc gia trên không.
Chính vì vậy, Phát ngôn viên Bộ quốc phòng Nga tự tin cho rằng, 9K333 Verba hoàn toàn có khả năng bắn hạ chiến đấu cơ tàng hình như F-22 và thậm chí là F-35 của Mỹ.
Clip Nga thử nghiệm 9K333 Verba: