Xem phần trước: Máy bay trinh sát và gây nhiễu điện tử được Mỹ sử dụng tại VN
Năm 1966, để đối phó và bảo vệ mình trước trận địa tên lửa phòng không S-75 Dvina (SA-2 Guideline) mà Liên Xô cung cấp cho Việt Nam, các máy bay tiêm kích, tiêm kích-bom và cường kích của Mỹ đã được trang bị hệ thống gây nhiễu có vỏ bọc mới tên là QRC-160-1 (hay còn gọi là ALQ-71).
QRC-160-1 được lắp dưới giá treo ở cánh máy bay có tác dụng gây nhiễu ngụy trang, tự bảo vệ cho đội hình trinh sát/tấn công trước hệ thống phòng không đối phương.
Biên đội 4 máy bay mang hệ thống QRC-160-1 được Mỹ gọi là đội hình QRC. Số lượng hệ thống gây nhiễu được mang càng nhiều thì càng khó bắt bám và bắn hạ.
Đến năm 1967, Mỹ đưa vào chiến trường hệ thống gây nhiễu có vỏ bọc thế hệ mới ALQ-72 có công suất lớn hơn, gây nhiễu trùm sang rãnh đạn tên lửa, khiến tên lửa mất điều khiển và bị rơi.
Sau này khi Mỹ mở màn cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai ở miền Bắc, các máy bay được trang bị những hệ thống gây nhiễu mới bao gồm ALQ-87 và ALQ-101, ALQ-119.
Bên cạnh đó là sự xuất hiện của máy bay chuyên làm nhiệm vụ chế áp phòng không có tên gọi “Wild Weasel”, trang bị hai loại tên lửa chống bức xạ AGM-78 Standard và AGM-45 Shrike để tấn công hệ thống phòng không S-75 Dvina cũng như các trạm radar mặt đất của ta.
Máy bay ném bom chiến lược B-52 Statoforstress cũng là những “trung tâm gây nhiễu” khi mang theo nhiều chủng loại hệ thống gây nhiễu khác nhau, khiến các lực lượng phòng không của ta khó bắn hạ hơn.
Tuy nhiên nhờ sự dũng cảm, mưu trí và sáng tạo, bộ đội Việt Nam đã “vạch nhiễu tìm thù”, bắn rơi hàng chục chiếc B-52 và nhiều loại máy bay khác, đánh bại cuộc tập kích chiến lược của Mỹ, làm nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” lừng danh thế giới.
Dưới đây là danh sách những máy bay mang hệ thống gây nhiễu trong đội hình và các hệ thống gây nhiễu có vỏ bọc được Mỹ sử dụng.
Hệ thống gây nhiễu có vỏ bọc được Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam
Hệ thống QRC-160-1 (AN/ALQ-71) gây nhiễu băng sóng A, E
Hệ thống QRC-160-2 (AN/ALQ-72) gây nhiễu băng sóng I
Hệ thống QRC-160-8 (AN/ALQ-87) gây nhiễu băng sóng D, G
Hệ thống gây nhiễu tần số 2,6 - 5,2 GHz AN/ALQ-101 (hệ thống này khi sử dụng trên F-105G Wild Weasel có tên là AN/ALQ-105)
Hệ thống gây nhiễu AN/ALQ-119
Hệ thống gây nhiễu AN/ALQ-99
Các máy bay mang hệ thống gây nhiễu trong đội hình của Không quân Mỹ
North American F-100A/C/D/F Super Sabre
North American F-100D Super Sabre
Máy bay tiêm kích bom. Dài: 15,2 m; sải cánh: 11,81 m; cao: 4,95 m; trọng lượng rỗng: 9.500 kg; tốc độ tối đa: Mach 1,3; tầm bay: 3.210 km; trần bay: 15.000 m.
Republic F-105B/D/F Thunderchief
Republic F-105D Thunderchief
Máy bay tiêm kích bom. Dài: 19,63 m; sải cánh: 10,65 m; cao: 5,99 m; trọng lượng rỗng: 12.470 kg; tốc độ tối đa: Mach 2,08,;tầm bay: 3.550 km; trần bay: 14.800 m.
McDonnell Douglas F-4C/D/E Phantom II
McDonnell Douglas F-4D Phantom II
Máy bay tiêm kích bom. Dài: 19,2 m; sải cánh: 11,7 m; cao: 5,0 m; trọng lượng rỗng: 13.757 kg; tốc độ tối đa: Mach 2,2,;tầm bay: 2.600 km; trần bay: 18.300 m.
McDonnell RF-101C Voodoo “Long Bird”
McDonnell RF-101C Voodoo “Long Bird”
Máy bay trinh sát chiến trường. Dài: 20,55 m; sải cánh: 12,09 m; cao: 5,49 m; trọng lượng rỗng: 12.925 kg; tốc độ tối đa: Mach 1,72; tầm bay: 2.450 km; trần bay: 17.800 m.
General Dynamics F-111A Aardvark
General Dynamics F-111A Aardvark
Máy bay tiêm kích bom cánh cụp cánh xòe. Dài: 22,4 m; sải cánh: 19,2 m (xòe) 9,75 m (cụp); cao: 5,22 m; trọng lượng rỗng: 21.400 kg, tốc độ tối đa: Mach 2,5; tầm bay: 5.590 km; trần bay: 20.100 m.
Boeing B-52D/E/F/G/H Stratofortress
Boeing B-52G Stratofortress
Máy bay ném bom chiến lược. Dài: 48,5 m; sải cánh: 56,4 m; cao: 12,4 m; trọng lượng rỗng: 83.250 kg; tốc độ tối đa: 1.047 km/h; tầm bay: 16.232 km; trần bay: 15.000 m.
Các máy bay mang hệ thống gây nhiễu trong đội hình của Hải quân Mỹ
McDonnell Douglas F-4A/B/J/N Phantom II
McDonnell Douglas F-4J Phantom II
Máy bay tiêm kích bom. Dài: 19,2 m; sải cánh: 11,7 m; cao: 5,0 m; trọng lượng rỗng: 13.757 kg; tốc độ tối đa: Mach 2,2; tầm bay: 2.600 km; trần bay: 18.300 m.
Vought F-8A/B/C/D/E Crusader
Vought F-8E Crusader
Máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không. Dài: 16,53 m; sải cánh: 10,87 m; cao: 4,8 m; trọng lượng rỗng: 7.956 kg; tốc độ tối đa: Mach 1,86; tầm bay: 2.795 km; trần bay: 17.700 m.
Douglas A-4C/D/E Skyhawk
Douglas A-4E Skyhawk
Máy bay cường kích. Dài: 12,22 m; sải cánh: 8,38 m; cao: 4,57 m; trọng lượng rỗng: 4,750 kg; tốc độ tối đa: 1.083 km/h; tầm bay: 3.220 km,;trần bay: 12.880 m.
Grumman A-6A/C Intruder
Grumman A-6A Intruder
Máy bay cường kích ban đêm. Dài: 16,64 m; sải cánh: 16,15 m; cao: 4,57 m; trọng lượng rỗng: 11.630 kg; tốc độ tối đa: 1.040 km/h; tầm bay: 5.220 km; trần bay: 12.400 m.
Ling-Temco Vought A-7B/C/E Corsair II
Máy bay cường kích. Dài: 14,06 m; sải cánh: 11,08 m; cao: 4,9 m; trọng lượng rỗng: 8.676 kg; tốc độ tối đa: 1.111 km/h; tầm bay: 2.485 km; trần bay: 13.000 m.
North American A3J-3P (RA-5C) Vigilante
North American A3J-3P (RA-5C) Vigilante
Máy bay trinh sát chiến trường. Dài: 23,32 m; sải cánh: 16,16 m; cao: 5,91 m; trọng lượng rỗng: 14.870 kg; tốc độ tối đa: Mach 2,0; tầm bay: 2.909 km; trần bay: 15.880 m.
Các máy bay chế áp hệ thống phòng không “Wild Weasel” của Không quân Mỹ
North American F-100F “Wild Weasel I”
North American F-100F “Wild Weasel I”
Máy bay chế áp hệ thống phòng không. Dài: 15,2 m; sải cánh: 11,81 m; cao: 4,95 m; trọng lượng rỗng: 9.500 kg; tốc độ tối đa: Mach 1,3; tầm bay: 3.210 km; trần bay: 15.000 m.
McDonnell Douglas F-4C “Wild Weasel II”
McDonnell Douglas F-4C “Wild Weasel II” trang bị tên lửa chống bức xạ AGM-45 Shrike
Máy bay chế áp hệ thống phòng không. Dài: 19,2 m; sải cánh: 11,7 m; cao: 5,0 m; trọng lượng rỗng: 13.757 kg, tốc độ tối đa: Mach 2,2; tầm bay: 2.600 km; trần bay: 18.300 m.
Republic EF-105F/ F-105G “Wild Weasel III”
Republic F-105G “Wild Weasel III” trang bị tên lửa chống bức xạ AGM-45 Shrike (giá treo ngoài cùng) và AGM-78 Standard (giá treo phía trong)
Máy bay chế áp hệ thống phòng không. Dài: 19,63 m; sải cánh: 10,65 m; cao: 5,99 m; trọng lượng rỗng: 12.470 kg; tốc độ tối đa: Mach 2,08; tầm bay: 3.550 km; trần bay: 14.800 m.
Các máy bay chế áp hệ thống phòng không của Hải quân Mỹ
Grumman A-6B Intruder
Grumman A-6B Intruder trang bị tên lửa chống bức xạ AGM-78 Standard
Máy bay chế áp hệ thống phòng không. Dài: 16,64 m; sải cánh: 16,15 m; cao: 4,57 m; trọng lượng rỗng: 11.630 kg; tốc độ tối đa: 1.040 km/h; tầm bay: 5.220 km; trần bay: 12.400 m.