Mãn nhãn với "vũ điệu chim sắt" của "Đại bàng đen" Hàn Quốc

Tuân Việt |

(Soha.vn) - Phi đội “Đại bàng đen” đã có những màn trình diễn vô cùng ấn tượng tại triển lãm hàng không Quốc tế Hoàng gia Anh diễn ra vào tháng 7 năm ngoái.

Phi đội Đại bàng đen (Black Eagles) có tên gọi chính thức là đội nhào lộn trên không của Không quân Hàn Quốc (hay còn gọi là phi đội đặc biệt 239).

Là Phi đội thuộc biệt đội tiêm kích số 8 đóng tại căn cứ không quân Wonju, tỉnh Gangwon, Hàn Quốc, Đại bàng đen có nhiệm vụ thực hiện các màn bay trình diễn nhân các ngày lễ lớn của quốc gia và quốc tế.


	Phi đội Đại bàng đen tại Triển lãm Quốc phòng và Hàng không Vũ trụ Quốc tế Seoul 2011.

Phi đội Đại bàng đen tại Triển lãm Quốc phòng và Hàng không Vũ trụ Quốc tế Seoul 2011.

Lịch sử hình thành

Phi đội Black Eagles được thành lập vào ngày 01 tháng 10 năm 1953 với các máy bay P-51 Mustang trong đội hình (1953-1954).

Trong giai đoạn 1956-1959, các máy bay P-51 được thay thế bởi máy bay T-33 của Lockeed Martin và từ năm 1959 đến năm 1966 là máy bay F-86F.

Từ năm 1966 đến năm 1978, máy bay Northrop F-5A Freedom Fighter được sử dụng làm loại máy bay biểu diễn của Phi đội Đại bàng đen. Số lượng máy bay trong đội hình khi này là 7 chiếc (so với 4 chiếc trước đó).


	Phi đội Đại bàng đen với các máy bay huấn luyện - chiến đấu T-50 trong đội hình.

Phi đội Đại bàng đen với các máy bay huấn luyện - chiến đấu T-50 trong đội hình.

Trong giai đoạn 1994-2007, máy bay Cessna A-37B Dragonfly được đưa vào sử dụng trong Phi đội Đại bàng đen với số lượng 6 chiếc.

Phi đội Đại bàng đen tạm thời giải tán sau triển lãm hàng không Seoul Air Show 2007 và vào năm 2009, Phi đội đã hoạt động trở lại với sự xuất hiện của “người mới” - T-50B Golden Eagle.

Huấn luyện – chiến đấu cơ T-50 Golden Eagle

Những “Nghệ sĩ – Đấu sĩ” bầu trời (P3): “Đại bàng đen” Hàn Quốc
 

T-50 Golden Eagle hay đầy đủ là KAI TA-50 là một máy bay huấn luyện/tấn công hạng nhẹ siêu âm được Hàn Quốc-Hoa Kỳ hợp tác thiết kế chế tạo vào đầu thế kỷ 21. Nó được phát triển bởi Korean Aerospace Industries cùng với sự hợp tác của Lockheed Martin. Chương trình này bao gồm A-50, hay T-50 LIFT, một phiên bản tấn công hạng nhẹ.

Với việc cho ra đời series T-50 (T-50, T-50B, TA-50, FA-50), Hàn Quốc đã trở thành quốc gia thứ 12 trên thế giới để sản xuất máy bay siêu âm bằng cách sử dụng công nghệ riêng của mình.

Thiết kế của T-50 Golden Eagle chủ yếu được dựa trên F-16 Fighting Falcon của Lockheed Martin, và chúng tương tự nhau về cách thức trang bị động cơ, tốc độ, kích thước, giá thành và tầm hoạt động của vũ khí.


	Màn trình diễn của hai chiến đấu cơ T-50B Phi đội Đại bàng đen Hàn Quốc.

Màn trình diễn của hai chiến đấu cơ T-50B Phi đội Đại bàng đen Hàn Quốc.

T-50 được trang bị với một hệ thống dẫn đường quán tính/định vị vị trí toàn cầu Honeywell H-764G và radar đo độ cao HG9550. Máy bay có thể chứa hai phi công, vòm kính được đặt cao và ghế ngồi thiết kế trước sau cho phép phi công có tầm nhìn rõ ràng hơn và khả năng khóa mục tiêu tốt hơn. Buồng lái được trang bị hệ thống tạo khí ôxy trên khoang lái.

T-50 Golden Eagle một động cơ phản lực cánh quạt đẩy General Electric F404 với hệ thống điều khiển động cơ số hoàn toàn tự động. Động cơ có ba tầng quạt, bảy trục xếp tầng, và thùng chứa nhiên liệu đốt phụ. Máy bay có thể tuần tra ở tốc độ Mach 1.05, và lực đẩy cực đại khi đốt nhiên liệu lần hai là 78.7 kN, và có tốc độ tối đa là Mach 1.4.

T-50B sử dụng trong Phi đội Đại bàng đen là biến thể máy bay phản lực huấn luyện siêu âm được trang bị hệ thống điện tử hiện đại với công nghệ tiên tiến.


	Biểu tượng Đại bàng phía trên và dưới bụng máy bay làm nó trở nên vô cùng năng động và hung hãn.

Biểu tượng Đại bàng phía trên và dưới bụng máy bay làm nó trở nên vô cùng năng động và hung hãn.

Máy bay T-50B của Phi đội Đại bàng đen được sơn màu vàng, xen lẫn màu trắng và đen. Kiểu dáng, màu sắc như thế này và đặc biệt là biểu tượng đại bàng phía trên và dưới bụng máy bay làm cho nó trở nên vô cùng năng động, mạnh mẽ và đầy hung hăng.

T-50B được trang bị hệ thống tạo khói hiện đại với vệt khói dày khiến cho những màn trình diễn nhả khói của nó luôn độc đáo và vô cùng đẹp mắt.

T-50B có tính cơ động tuyệt vời nhờ hệ thống hệ thống Fly-by-wire, khi thì lao nhanh như đại bàng lao bắt mồi, khi thì lại chậm rãi bay liệng trên không để tìm kiếm con mồi.

Ở T-50B, phi công có thể dễ dàng nhìn thấy hai đầu cánh máy bay. Điều này rất thuận lợi cho phi công mỗi khi thực hiện các chuyến bay huấn luyện trên không.


	Các phi công của Phi đội Đại bàng đen.

Các phi công của Phi đội Đại bàng đen.

Về cách tạo ra màn khói nhiều màu sắc của máy bay. Sau khi hỗn hợp diesel và dầu phun qua miệng ống xả, chúng ngay lập tức bị oxi hóa và tạo thành các vệt khói mày trắng.

Lượng dầu phun ra được kiểm soát bởi hệ thống phun. Một đặc điểm khác của Phi đội Đại bàng đen là số lượng máy bay T-50B trong đội hình là 8 chiếc. Số máy bay tham gia trình diễn có thể ít hơn tùy theo kịch bản. Hệ thống phun khói có thể duy trì làn khói dày đặc trên không trung từ 7 đến 20 phút.

Ngày 23 tháng 9 năm 2009, Phi đội Đại bàng đen đã tham gia trình diễn tại lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Không quân Đại Hàn dân quốc.

Ngày 08/7/2012, Phi đội Đại bàng đen đã được trao kiếm lưu niệm King Hussein cho Phi đội "trình diễn bay tốt nhất " và cúp As The Crow Flies tại triển lãm hàng không Quốc tế Hoàng gia Anh (RIAT - Royal International Air Tattoo) diễn ra tại căn cứ không quân Royal Fairford ở Gloucestershire, Anh.

Xem màn trình diễn đỉnh cao của Phi đội Đại bàng đen tại triển lãm RIAT 2012:

Những “Nghệ sĩ – Đấu sĩ” bầu trời (P3): “Đại bàng đen” Hàn Quốc
 
Những “Nghệ sĩ – Đấu sĩ” bầu trời (P3): “Đại bàng đen” Hàn Quốc
 
Những “Nghệ sĩ – Đấu sĩ” bầu trời (P3): “Đại bàng đen” Hàn Quốc
 
Những “Nghệ sĩ – Đấu sĩ” bầu trời (P3): “Đại bàng đen” Hàn Quốc
 
Những “Nghệ sĩ – Đấu sĩ” bầu trời (P3): “Đại bàng đen” Hàn Quốc
 
Những “Nghệ sĩ – Đấu sĩ” bầu trời (P3): “Đại bàng đen” Hàn Quốc
 
Những “Nghệ sĩ – Đấu sĩ” bầu trời (P3): “Đại bàng đen” Hàn Quốc
 
Những “Nghệ sĩ – Đấu sĩ” bầu trời (P3): “Đại bàng đen” Hàn Quốc
 
Những “Nghệ sĩ – Đấu sĩ” bầu trời (P3): “Đại bàng đen” Hàn Quốc
 
Những “Nghệ sĩ – Đấu sĩ” bầu trời (P3): “Đại bàng đen” Hàn Quốc
 
Những “Nghệ sĩ – Đấu sĩ” bầu trời (P3): “Đại bàng đen” Hàn Quốc
 
Những “Nghệ sĩ – Đấu sĩ” bầu trời (P3): “Đại bàng đen” Hàn Quốc
 

Sự ra đi của người chỉ huy

Ngày 08/5/1998, trong một chuyến bay huấn luyện, hai máy bay của Đại bàng đen đã va chạm giữa không trung. Một trong hai chiếc máy bay đã bị rơi và cướp đi sinh mạng của chỉ huy Phi đội.

Ngày 15/11/2012, một phi công của Không quân Hàn Quốc từ Phi đội Đại bàng đen đã bị tử nạn khi chiếc KAI T-50B của anh này va phải một sườn núi ở khu vực Hoengsong, khoảng 90 km về phía đông Seoul. Nguyên nhân là một kỹ thuật viên bảo trì không nối lại dây điện và kích hoạt lại hệ thống điều khiển chuyến bay thẳng đứng sau khi thực hiện sửa chữa.

Tung hoành trong phim


	Đại bàng đen trong bom tấn "Biệt đội tiêm kích".

Đại bàng đen trong bom tấn "Biệt đội tiêm kích".

Trong bộ phim bom tấn năm 2012 “Biệt đội tiêm kích” của điện ảnh Hàn Quốc, Phi đội Đại bàng đen xuất hiện ở phần đầu bộ phim với những màn trình diễn ấn tượng. Một trong những phi công xuất sắc nhất của Phi đội (do Bi Rain đảm vai) sau này đã tham gia biệt đội tiêm kích tấn công các căn cứ quân sự của Triều Tiên ngặn chặn việc nước này phóng tên lửa hạt nhân.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại