Máy bay F-35B của Mỹ cất cánh thử từ tàu đổ bộ trên biển

Anh Tuấn |

F-35B, phi cơ tối tân của Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ trước đó đã thực hiện hơn 80 lần cất cánh thành công trong khuôn khổ cuộc thử nghiệm hoạt động trên biển đầu tiên.

Sáng ngày 26/5, phi cơ chiến đấu đa chức năng F-35B, phiên bản cất cánh - hạ cánh thẳng đứng đã có một loạt chuyến bay trên tàu tấn công đổ bộ Wasp của Mỹ.

F-35 cất cánh từ tàu đổ bộ tấn công của Mỹ.

Phi công của 6 chiếc phi cơ đang thực hiện các hoạt động ngày và đêm trên biển Đại Tây Dương trong thời điểm bắt đầu giai đoạn thử nghiệm cuối cùng trước khi máy bay có khả năng vận hành tối thiểu vào tháng 7 tới.

Theo tướng Jon Davis, trợ lý chỉ huy phi đội chiến đấu của Thủy quân Lục chiến Mỹ, loại máy bay này có khả năng nhiễu sóng điện tử của đối phương, do thám và khả năng tấn công trên không, và được coi là vũ khí chủ lực của Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ.

Nó sẽ là công cụ mà đất nước có thể dùng trong trường hợp cần đội phản ứng nhanh.

“Chúng sẽ không chỉ là lực lượng sẵn sàng phòng vệ đất nước, mà còn là đội quân chính”, ông nói. F-35 còn có thể cất cánh từ một tàu sân bay ở cách bờ biển của một đất nước vài km.

Bên cạnh việc cất cánh và hạ cánh trên tàu, các phi công đã thực hiện những bài tập chiến đấu khi cho F-35 đối đầu với nhau trong không chiến để thử nghiệm hệ thống cảm biến hiện đại của máy bay.

Trong khi đó, các kỹ sư của lực lượng này sẽ hiểu thêm về phương pháp sửa chữa và bảo trì một loại phi cơ lớn hơn F/A-18 Hornet và phức tạp hơn AV-8B Harrier, hai loại máy bay chính của Hải quân Mỹ hiện nay. Chỉ huy Beth Kitchen cho biết điều đó cực kỳ quan trọng.

Theo Kitchen, đó là những công việc rất dễ dàng thực hiện trên bờ, nhưng việc hạ cánh trên một con tàu liên tục di chuyển, không gian bị giới hạn là điều khá phức tạp.

Đội ngũ bảo dưỡng của bà Kitchen đã lắp đặt và tháo rời linh kiện của cánh quạt đẩy cho phép máy bay có thể cất cánh và hạ cánh thẳng đứng, cũng như cửa kính buồng lái và ghế an toàn.

Mục tiêu của hoạt động này là nhằm giúp những người sửa chữa được huấn luyện đầy đủ và thực hiện công việc của mình, ngoài ra còn phát hiện những vấn đề của máy bay để có thể sửa chữa trước khi được chính thức triển khai.

Bà Kitchen khẳng định: “Chúng tôi tin rằng chúng tôi có thể bảo dưỡng và sửa chữa các loại máy bay này ở ngoài biển”.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Defense News, một tạp chí ra đời vào năm 1986, chuyên cung cấp những tin mới nhất cũng như các bài phân tích về các chương trình, chính sách, hoạt động và công nghệ quốc phòng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại