Thông báo này xuất hiện vài tuần sau khi Hải quân Mỹ và nhà máy đóng tàu Newport News Shipbuilding đã dịch kế hoạch cung cấp tàu sân bay USS Gerald R. Ford từ kế hoạch ban đầu vào tháng 10/2015 sang đầu năm 2016 do hợp đồng cung cấp nhiều thiết bị cần thiết bị chậm trễ. Do đó, kế hoạch hạ thủy bị lùi lại từ tháng 7 đến tháng 11 năm nay.
Việc hạ thủy siêu tàu sân bay lớp Ford, tàu USS Gerald R. Ford (CVN-78) sẽ chậm hơn kế hoạch 4 tháng.
"Chúng tôi đang theo dõi và báo cáo về những rủi ro có thể xảy ra trong nhiều năm qua và đang tích cực làm việc để loại bỏ những nguy cơ này", ông Chris Johnson, một phát ngôn viên từ Trung tâm Chỉ huy các hệ thống hải quân (NAVSEA) cho biết hôm 7/5.
Trước đó, ông Johnson cũng thừa nhận rằng, có một số vấn đề nảy sinh trong thiết kế của tàu sân bay mới.
Ford là tàu sân bay đầu tiên được đóng cho nhóm tàu sân bay chiến đấu CVN-78, thiết kế tàu sân bay mới đầu tiên của Hải quân Mỹ được phát triển từ giữa những năm 1960, có lượng giãn nước tới 100.000 tấn, và đây cũng là tàu chiến lớn nhất trên thế giới, cũng như là tàu chiến đấu tiên được thiết kế hoàn toàn bởi các công cụ hỗ trợ của máy tính.
Newport News Shipbuilding, một đơn vị của hãng đóng tàu Huntington Ingalls Industries, là nhà đóng tàu duy nhất trên thế giới, có khả năng đóng được một tàu sân bay hạt nhân cỡ lớn.
Bản thiết kế tàu USS Gerald R.Ford (CVN-78)
Trong một thông cáo báo chí hôm 6/5, Newport News Shipbuilding cũng thừa nhận rằng họ đang gặp một số vấn đề thiết kế, dẫn tới chương trình đóng tàu sân bay Ford bị dữ chậm.
"Giống như thiết kế tàu sân bay đầu tiên, bắt đầu được xây dựng trong hơn 40 năm qua, CVN-78 được thiết kế để tăng cường khả năng chiến đấu và giảm tổng chi phí giá thành xuống khoảng 4 tỷ USD so với tàu sân bay lớp Nimitz. Tuy nhiên ở tàu sân bay lớp Ford đầu tiên, việc thiết kế đi song song với chế tạo theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng trước đây. Việc thiết kế liên tục trong suốt quá trình đóng tàu gây ra sự chậm trễ và không hiệu quả trong sản xuất, lắp ráp", báo cáo của Newport News Shipbuilding nói rõ.
Việc thiết kế và phát triển công nghệ mới trong suốt quá trình đóng tàu cũng là những nguyên nhân quan trọng dẫn tới kế hoạch hạ thủy bị chậm lại. Tàu sân bay đầu tiên của lớp Ford được chế tạo với vỏ thép mỏng hơn và gây ra khó khăn cho quá trình lắp ráp cấu trúc, qui trình mới cho hệ thống sơn phủ tiên tiến và phẩm chất của các thành phần vật liệu mới gây ra những khó khăn không nhỏ trong quá trình chế tạo. Tuy nhiên, việc lùi kế hoạch hạ thủy sẽ giúp con tàu được đóng hoàn thành với chi phí kinh tế hơn.
Theo một báo cáo trước đây của Hải quân Mỹ, dự án đóng tàu sân bay lớp Ford thế hệ mới của Hải quân Mỹ có khả năng sẽ hoàn thành với tổng chi phí 12,887 tỷ USD. Trong đó bao gồm chi phí sản xuất, thiết bị nội thất cho chính phủ và tiền tài trợ thiết kế 3,3 tỷ USD cho việc nghiên cứu không định kỳ. Trong đó gồm vốn đầu tư cho việc đóng được 11 tàu sân bay cùng lớp.